Blogger Widgets

Bạn trai tôi không có bằng đại học



Tôi đã nghĩ sẽ không bao giờ yêu ai chưa từng vào đại học cho đến khi nửa kia thực sự xuất hiện. Thực tế có nhiều người thành đạt mà không cần tấm bằng nào. Đừng từ chối một chàng trai kể cả khi họ chỉ đi học trường đời, bởi vì:

 
Trình độ học vấn không quyết định chỉ số thông minh
Trình độ học vấn không quyết định chỉ số thông minh

Những ai không có điều kiện tài chính để học cao lên hoặc không thích chọn con đường vào đại học cũng thông minh như bao người đỗ đạt khác. Thậm chí trí tuệ của họ còn vượt trội hơn vì họ phải xoay xở với cuộc sống từ sớm, họ tự tìm tòi cách hiệu quả nhất để làm giàu. Ở trường đại học, chúng ta được truyền đạt kiến thức chuyên môn, tuy nhiên thứ đó cũng có thể tự học. Chưa kể đa số sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp đi làm đều phải đào tạo trình độ chuyên môn lại từ đầu.

Tính thực tiễn

Một chàng trai không đi theo con đường học hành thường có những tài năng khác. Họ có thể giỏi giang ở các vấn đề mang tính thực hành hơn là học thuật. Về mặt nào đó, đàn ông nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ có ích hơn đàn ông có bằng nọ cấp kia mà chả biết sửa chữa bất cứ vật gì. Khi hẹn hò với các chàng trai không chỉ biết mọt sách, bạn chẳng phải lo về chuyện trục trặc xe pháo hay hỏng hóc nhà cửa, anh ấy sẽ giúp bạn sửa chữa mọi thứ.

Triển vọng nghề nghiệp

Tình hình việc làm những năm gần đây cho thấy tỉ lệ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học càng ngày càng cao, có một tấm bằng không có nghĩa là sẽ kiếm được việc dễ dàng. Nhiều vị trí cần kinh nghiệm hơn là bằng cấp. Ở mốc 22 tuổi, cầm tấm bằng đi xin việc lần đầu có lẽ sẽ lao đao hơn người đã có 4 năm kinh ngiệm làm việc và tích cóp được ít nhiều từ ngần ấy năm tự kiếm sống thay vì bỏ tiền của gia đình vào việc học đại học.

Không ai đáng bị đánh giá

Đừng nên áp đặt định kiến với người khác chỉ vì họ không có bằng đại học. Việc đó chẳng đánh giá được rằng anh ta bất tài hay không tốt. Một chàng trai xứng đáng với tình cảm của bạn khi anh ấy chia sẻ với bạn những giá trị và sở thích chung. Đừng vì tiêu chuần phải có bằng cấp mà bỏ lỡ một người yêu tuyệt vời. Định kiến xã hội vốn phù phiếm, đừng mang cả phù phiếm vào tình yêu.

Họ cũng là những người quan trọng

Đàn ông không cầm tấm bằng đại học trong tay thường quyết tâm chăm chỉ gấp đôi người bình thường và họ làm nhiều công việc thiết thực, quan trọng trong cuộc sống như xây dựng, sửa chữa đường ống, công nhân, nông dân, kinh doanh quán ăn, thời trang, ...

Họ sống có hoài bão

Đàn ông tự lập sớm luôn nuôi nhiều hoài bão. Ở tuổi 18, gia đình không thể chu cấp cho họ đến trường hoặc họ có những khát vọng khác ngoài tấm bằng đại học. Người bỏ học sớm có thể sẽ tìm đường quay lại giảng đường khi đã vững vàng tài chính. Người muốn chứng minh học vấn không phải là con đường duy nhất sẽ phấn đấu xây dựng sự nghiệp của mình.

Phẩm chất tốt đáng quý hơn bằng cấp

Với một cô gái, quan trọng nhất là tìm ra người đối xử tốt, yêu thương mình chân thành. Nếu nghiêm túc yêu bạn, dù học đại học hay không họ cũng sẽ nỗ lực tạo cho bạn một cuộc sống đầy đủ. Người có học vị cao chưa chắc đã đối tốt với bạn vì vậy đừng coi bằng cấp là tiêu chuẩn hàng đầu khi chọn lựa nửa kia
[Trẫm xem tiếp...]


Thất thế



Người ta vẫn ví sự nghiệp như quả bóng cao su, lỡ rơi xuống đất vẫn không vỡ, vẫn có thể tiếp tục tung hứng. Còn gia đình như quả bóng thủy tinh...

Tuổi thọ hôn nhân ngày càng ngắn, phải chăng là do quả bóng thủy tinh thời hiện đại mỏng hơn, giòn hơn? Nhiều phụ nữ đã sớm cất đi quả bóng cao su, hy sinh cơ hội phát triển sự nghiệp, dồn hết tâm sức nâng niu quả bóng thủy tinh của đời mình nhưng liệu có giữ được một mái ấm bền vững?
 
Mất tất cả

Mất tất cả

Khi thấy chị bước hụt chân ở cầu thang tòa án, bà luật sư chạy đến đỡ, mới thấy mắt chị đã ràn rụa tự bao giờ. Òa khóc như một đứa trẻ lạc mẹ, chị hỏi: “Cô luật sư ơi, tôi có quyền kháng cáo không? Xa con gái làm sao tôi sống nổi?”. Bà luật sư lặng lẽ nhìn chị. Trước khi ra tòa, dù ít hy vọng thắng kiện, nhưng khi phiên xử kết thúc, bà vẫn không ngăn được cảm giác xót xa...

Chị vừa thua trong vụ xử ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con với chồng. Khi tòa hỏi về điều kiện nuôi đứa con gái duy nhất, chị thành thật trình bày: “Từ khi sinh con, tôi chỉ làm nội trợ. Con tôi mắc chứng hen suyễn, rất yếu ớt nên nhiều năm rồi, tôi phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Không ai hiểu và chăm sóc nó tốt bằng tôi. Chồng tôi ngày đi làm, tối chơi bời, nhậu nhẹt, không quan tâm gì đến con”. Chị mong được trực tiếp nuôi con, đề nghị chồng cấp dưỡng; chồng chị thì cương quyết bắt con. Trước tòa, anh ta oang oang khoe khả năng tài chính của mình, với mức lương mỗi tháng gần 20 triệu đồng, cơ ngơi đang ở là căn nhà lầu ba tầng do cha mẹ anh cho riêng. Với những điều kiện anh ta đang có, kế hoạch sau ly hôn sẽ cầm tấm bằng cử nhân trở về quê tìm việc làm của chị chỉ như “trứng chọi đá”.

Cũng từng chua chát vì thua kiện, “mất” con, nhưng khi đã được đoàn tụ cùng con, chị Kim Yến (phụ bán hàng ăn ở Q.5, TP.HCM) lại lao đao, khổ sở. Chị ly hôn vào đầu năm 2013, tòa xử giao cả hai con trai cho chồng chị nuôi. Chỉ một thời gian ngắn sau, anh đã gửi hai con về quê nội ở miền Trung để rảnh tay lo cho việc sinh nở của cô bồ. Nhớ nhà, không thích nghi được cảnh sống mới, chính hai đứa trẻ đã tự đón xe đò, tìm về với mẹ. Chị Yến nhói lòng nhớ lại buổi chiều hai con tìm đến mình với bộ dạng nhếch nhác, bụng đói meo. Con trở về vừa là niềm vui, vừa là gánh lo vì chị đang ở nhà thuê, công việc tạm bợ, thu nhập bấp bênh. Mấy tháng nay, chị phải vay mượn người thân để lo nuôi con ăn học. Ngày bốn lượt đưa rước con đến trường, ảnh hưởng đến việc phụ bán hàng ăn, khiến chị đang có nguy cơ bị chủ cho thôi việc. Bàn với chồng cũ chuyện cấp dưỡng cho con, chị càng bẽ bàng, oán giận. Chồng cũ cho là chị đã rước con về thì tự lo liệu, không được yêu sách. Vả lại, giờ anh đã có thêm con nên không… dư tiền! Nếu có nộp đơn xin thay đổi quyền nuôi con và tòa bắt chồng cũ cấp dưỡng thì hành trình thi hành án cũng gian nan, trầy trật bởi thói ích kỷ, “sống chết mặc bây” của anh. Thực ra, chị từng tốt nghiệp trung cấp nhưng tấm bằng đã mốc meo vì những năm tháng chuyên tâm làm người phụ nữ của gia đình; trong lúc bạn bè chị đã leo lên những vị trí cao trong xã hội. Khi mất chỗ dựa kinh tế là người chồng, chị vất vả với nhiều nghề lao động phổ thông mà thiếu vẫn thiếu.

Giá trị của hy sinh

Khi ly hôn, gia đình tan vỡ, người phụ nữ của gia đình thường hụt hẫng, chới với như kẻ đi buôn mất vốn, không còn chỗ bấu víu cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù có thể có bằng cấp nhưng do thiếu kinh nghiệm, hạn chế giao tiếp xã hội, họ bắt đầu lập nghiệp ở tuổi “vào hạ” rất khó, tự lo cho bản thân còn vất vả, huống gì phải đèo thêm các con. Trường hợp may mắn là khi người chồng cũ đón con về nuôi dạy bằng tình thương, trách nhiệm. Còn lại, một bộ phận không nhỏ các ông vì sĩ diện, vì muốn “trừng phạt” vợ nên giành con rồi bỏ phế. Khi đó, người phụ nữ dẫu thất vọng, xót xa nhưng đành chịu vì yếu thế.

Luật sư Vũ Thị Hoài Vân (Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ số 6 TP.HCM) đúc kết: “Lép vế, thất thế… là tình trạng khó tránh khỏi khi bà nội trợ ly hôn. Nếu người phụ nữ có học thức, có nhiều cơ hội nghề nghiệp thì đừng bao giờ quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc chồng con. Nếu con đau ốm, vợ chồng nên phân công, sắp xếp, mỗi người luân phiên xin nghỉ phép để chăm con. Cũng có thể nhờ dịch vụ hoặc họ hàng trợ giúp”. Theo luật sư Hoài Vân, bức tranh gia đình với chồng bôn ba kiếm tiền, vợ lo con cái, nhà cửa… có vẻ rất ổn, nhưng nó chỉ ổn khi quan hệ hôn nhân êm đẹp, còn khi phát sinh mâu thuẫn, đổ vỡ thì người vợ sống phụ thuộc vào chồng luôn thiệt thòi, tổn thương. Hai bi kịch họ thường phải nhận lãnh là chồng tẩu tán tài sản còn họ thì không giành được quyền nuôi con.

Tính già hóa non, để khỏi tốn tiền thuê người giúp việc, chị Hà Thu (Q.4, TP.HCM) từng tình nguyện ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ chồng bị tai biến liệt nửa người. Lúc đầu, hai vợ chồng đều tiếc rẻ công việc đồ họa ở công ty quảng cáo rất ổn định và phù hợp của chị, nhưng cỗ máy gia đình rồi cũng chạy tốt bởi chị khá đảm đang. Vài năm sau, chị Thu bắt đầu nhận thấy bất ổn. Chồng chị ngày càng gần với sự thờ ơ, phó mặc, khoán trắng việc “xây tổ ấm” cho vợ, không còn trân trọng sự hy sinh của vợ mà còn tỏ thái độ coi thường. Hằng ngày làm những công việc lặp đi lặp lại, chị dần trở nên cũ kỹ, mất sức hút và nhàm chán trong mắt chồng; hai tâm hồn đã không còn đồng điệu như trước.

Ngày bắt được tin nhắn mùi mẫn của chồng với cô đồng nghiệp trẻ, chị không đánh ghen mà nén chặt nỗi đau, âm thầm lập kế hoạch tách khỏi cái bóng của chồng. Chị đề nghị chồng chia sẻ trách nhiệm trong việc thuê người nuôi mẹ và gửi con vào nhà trẻ để đi làm. Dù không cứu vãn được gia đình nhưng quan trọng là chị đã giành được quyền nuôi con sau khi chia tay ông chồng trăng hoa, tệ bạc.

Sự hy sinh của người phụ nữ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đem lại những giá trị tích cực. Nếu tận tụy cho gia đình mà kết cục là người chồng trở nên vô trách nhiệm, bỏ lơ vợ con, chạy theo dục vọng ích kỷ; những đứa trẻ phải sống bơ vơ, mất hơi ấm tình thương thì sự tận tụy ấy chỉ là vô ích. Là người mẹ, người vợ, người phụ nữ luôn có nhu cầu hy sinh nhưng phải có tầm nhìn và quyết định sáng suốt để không phải chịu “thiệt thòi kép”, không hụt chân khi bị thảy ra giữa dòng đời.
[Trẫm xem tiếp...]


Bạn sẽ giúp một đứa trẻ xa lạ trên đường chứ?



SOS Barnebyer, một tổ chức vì trẻ em đã thực hiện cuộc điều tra xã hội tại Oslo, Na-uy nhằm khảo sát phản ứng của mọi người trước cậu bé cô độc, run rẩy trên đường phố vì giá rét. Kết quả thu được có thể khiến bạn ngạc nhiên.

 
Một chiếc camera được kín đáo đặt trên phố, ghi lại phản ứng của khách bộ hành.
Một chiếc camera được kín đáo đặt trên phố, ghi lại phản ứng của khách bộ hành.


Có người dừng lại để hỏi cậu bé đang run rẩy xem cậu có ổn không
Có người dừng lại để hỏi cậu bé đang run rẩy xem cậu có ổn không
 

Cậu bé sẽ trả lời rằng cậu chỉ có một mình, đang chờ bạn cùng lớp

Cậu bé sẽ trả lời rằng cậu chỉ có một mình, đang chờ bạn cùng lớp
Cậu bé sẽ trả lời rằng cậu chỉ có một mình, đang chờ bạn cùng lớp
 

Hầu hết mọi người sẽ dừng bước và nghĩ xem nên làm gì...
Hầu hết mọi người sẽ dừng bước và nghĩ xem nên làm gì...
 
 
Và lòng tốt sẽ xuất hiện. Người phụ nữ này tặng cho cậu bé một chiếc khăn,
Và lòng tốt sẽ xuất hiện. Người phụ nữ này tặng cho cậu bé một chiếc khăn,
còn quàng vào cổ giúp cậu.
 
 
Một bác khác quyết định ngồi chờ cùng cậu bé và cho cậu mượn áo khoác
Một bác khác quyết định ngồi chờ cùng cậu bé và cho cậu mượn áo khoác
 

Cô gái trẻ này lúc đầu còn tập trung việc khác, đã cảm động trước
Cô gái trẻ này lúc đầu còn tập trung việc khác, đã cảm động trước
bộ dạng cậu bé tới mức khoác cho cậu chiếc áo jacket ấm áp của cô.
 

Một người khác dành tặng cậu bé đôi găng tay
Một người khác dành tặng cậu bé đôi găng tay
 

Sự lo lắng dễ nhận thấy trên khuôn mặt những người xa lạ
Sự lo lắng dễ nhận thấy trên khuôn mặt những người xa lạ

 
Không ai biết cậu bé, nhưng họ không ngần ngại giúp đỡ cậu
Không ai biết cậu bé, nhưng họ không ngần ngại giúp đỡ cậu
 

Không ai biết cậu bé, nhưng họ không ngần ngại giúp đỡ cậu
Ngắm những hình ảnh thế này để biết tình người vẫn còn. Trái tim con người hóa ra vẫn ấm áp, hào phóng hơn ta tưởng
[Trẫm xem tiếp...]


Ấn tượng xấu trong lần hẹn đầu



Những câu nói sau có khả năng để lại ấn tượng xấu cho đối phương ngay buổi đầu gặp mặt, tới nỗi họ có thể sẽ không còn muốn nhìn thấy bạn trong lần hẹn tiếp theo.

 
Anh có rất nhiều tiền
Anh có rất nhiều tiền

Bạn muốn được đánh giá xét trên chính con người bạn - bạn là ai, tính cách, giấc mơ, niềm tin của bạn, chứ không phải là khả năng kinh tế. Bạn cũng chưa nên nói tới những câu chuyện mà vô tình làm đối phương hiểu rõ về của ăn của để nhà bạn như “Hè nào tôi cũng đi du lịch ở chỗ nọ chỗ kia, nghỉ ngơi ở nhà riêng của mình tại đó”...  Kiểu nói chuyện này chỉ khiến đối phương nghĩ bạn là kẻ hợm hĩnh.

Anh sẽ tiết lộ bí mật này cho em

Rõ ràng là bạn chưa nên đặt quá nhiều lòng tin vào một người mới quen để kể cho họ về những điều riêng tư của bạn. Hãy cho họ thêm thời gian để họ chứng tỏ rằng họ là người đáng tin cậy. Không có quy định nào bắt bạn phải “khai” hết về mình trong buổi hẹn đầu. Bạn toàn quyền quyết định muốn nói gì và chia sẻ đến mức độ nào cho đến khi hai bạn xác định nghiêm túc với nhau.

Anh thanh toán bằng phiếu giảm giá nhé

Bạn có thể rất thông minh trong việc quản lý và tiết kiệm tiền, nhưng nếu bạn nói câu này vào buổi hẹn đầu, khả năng rất cao là bạn bị coi như người bủn xin. Hãy để dành những voucher này cho giai đoạn hẹn hò sau.

Chúng ta sẽ là những người bạn rất tốt của nhau đấy

Trừ khi bạn cảm thấy không hề hứng thú tiến xa hơn, thốt ra câu này sẽ vĩnh viễn loại trừ mọi khả năng hai bạn có thể trở thành một cặp.

Anh chưa quên được người cũ

Bạn có thể nghĩ rằng đối phương sẽ đánh giá cao độ trung thực của bạn, nhưng trong mọi trường hợp, bạn thật sự không nên nói ra câu này. Hơn thế nữa, nếu bạn thật sự cảm thấy như vậy, bạn còn đồng ý đi hẹn hò với người ta làm gì?

Có muốn qua nhà anh một lát không?

Câu nói gợi đến chủ đề sex thật đúng là một thảm họa trong buổi hẹn đầu nếu bạn có ý định tiến xa với người ta. Hơn nữa, sex trong buổi hẹn đầu là một sai lầm rất lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tỉnh táo của bạn khi đưa ra quyết định lâu dài.

Anh ghét công việc của mình

Hãy hạn chế tối đa những câu nói/ cảm xúc tiêu cực trong buổi hẹn đầu, không ai muốn ở bên cạnh hoặc tìm hiểu một người hay than vãn.

Em rất muốn đi phẫu thuật thẩm mỹ

Đúng là bạn đã không thích cái mũi của mình từ rất lâu và bạn đã quyết định đi sửa mũi. Điều đó là hoàn toàn bình thường và là quyền của bạn, nhưng nói về chủ đề này trong buổi hẹn đầu sẽ gửi đến đối phương nhiều tín hiệu lệch lạc. Nếu bạn thật sự muốn chia sẻ với người ta, hãy chờ một thời gian nữa, khi mà họ đã hiểu rõ về con người và tâm hồn đáng mến của bạn.

Anh có định cưới không?

Đừng bao giờ đặt câu hỏi này vào buổi hẹn đầu. Kể cả khi bạn cảm thấy sự đồng cảm, gắn kết mạnh mẽ giữa hai người, hãy vẫn giữ cái đầu lạnh. Những câu như “anh đúng là người lý tưởng của em”, “anh là người em tìm kiếm bây lâu nay” cũng bị liệt vào danh sách này. Đừng gây áp lực khiến đối phương bỏ chạy.

[Trẫm xem tiếp...]


Đòn ghen



Thanh suýt làm rơi điện thoại khi đọc tin nhắn mới được gửi đến từ một địa chỉ mail lạ. Vậy là việc Thanh và Dũng có quan hệ với nhau đã bị vợ Dũng phát hiện.

 
Đòn ghen
Là sinh viên trường nghệ thuật với ngoại hình xinh đẹp, ngoài giờ học, Thanh làm thêm công việc hướng dẫn viên cho một công  ty du lịch rồi quen Dũng trong chuyến đi Quảng Ninh. Vẻ ngoài lịch thiệp, hào nhoáng và từng trải của người đàn ông thành đạt đã gây ấn tượng mạnh với Thanh. Trở về sau chuyến đi, Dũng thường xuyên liên lạc và thể hiện những hành động quan tâm khiến Thanh dù biết anh đã có gia đình mà không cưỡng lại được. Cô trở thành vợ bé chỉ để được bên anh. Đổi lại, Dũng chu cấp cho cô một cuộc sống đầy đủ. Mỗi tuần anh đến chung cư Thanh sống 3 lần, thỉnh thoảng đưa cô đi dự tiệc.

Cách đây không lâu, Dũng dẫn Thanh đến một nhà hàng nhỏ vùng ngoại thành. Đợi họ đã có 3 người đàn ông khác được Dũng giới thiệu là đối tác công ty. Bữa cơm diễn ra được nửa chừng thì Dũng có điện thoại. Anh cáo lỗi vì nhà có việc gấp, song nói rằng sẽ quay lại ngay. Có chút hẫng hụt nhưng vì là đang làm việc với đối tác nên Thanh vui vẻ ngồi lại. Không còn Dũng, những người đàn ông ấy trở nên bạo dạn hơn, họ nói cười vui vẻ, liên tục khen ngợi và buông lời tán tỉnh. Dù đã chuếnh choáng nhưng vì khó từ chối, Thanh vẫn phải uống cạn ly rượu mạnh những người đàn ông ấy mời. Chợt cô thấy trước mắt tối sầm, đổ gục xuống bàn và chỉ lờ mờ cảm nhận được cơ thể mình bị nhấc bổng lên.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô hoảng loạn khi thấy mình không mảnh vải che thân trong căn phòng lạ, ba người đàn ông kia đã biến mất. Suốt quãng thời gian sau cô đau đớn và nhục nhã. Đã mấy lần cô định nói cho Dũng biết nhưng khi nghe anh nói “đó là đối tác rất quan trọng” thì cô lại im bặt. Cũng bởi cô sợ khi anh biết chuyện sẽ không tin, hoặc có thể sẽ ghê tởm mà bỏ rơi cô.

Nội dung tin nhắn và file ảnh mà cô nhận được ngày hôm nay còn làm cô sợ hãi hơn. Những tấm ảnh chụp cô lõa lồ bên ba người đàn ông trong đủ mọi tư thế, có cả ảnh chụp bố mẹ và nhà cô dưới quê được gửi đến điện thoại kèm tin nhắn: “Hoặc chấm dứt với chồng tôi, hoặc cô sẽ được làm người nổi tiếng!”.

Toàn thân cô run lên, đau đớn và sợ hãi lấn át lý trí. Cô gọi cho Dũng nhưng không được. Bây giờ cô biết phải làm sao? Cô không thể báo công an bởi như vậy mọi chuyện sẽ vỡ lở, càng không dám tưởng tưởng đến cảnh những tấm hình đáng ghê tởm ấy bị phát tán khắp nơi...

[Trẫm xem tiếp...]


Viết cho người cũ



Thật tình, chẳng bao giờ anh nghĩ, có một ngày ta bình thản và dửng dưng gọi nhau là người cũ. Thật tình, cũng chẳng bao giờ anh nghĩ, có lúc qua quán quen, ta bâng quơ nhớ lại những năm tháng yêu người.

 
Viết cho người cũ



Đã bao mùa tình nhân, hai bàn tay vô thức đan vào nhau mà chẳng cần lý trí nhắc nhở. Con đường nhỏ có ánh đèn vàng luôn lấp lánh tiếng cười của em, tiếng trò chuyện của anh. Hàng cây bên đường bao dung chứng kiến tình mình thắm thiết hơn mỗi ngày. Tất cả dịu dàng phản chiếu mình từng hạnh phúc. Và trong mắt những người quen cũ, ai cũng nhớ rằng, ờ thì, hai đứa ấy ngày xưa rất yêu nhau.

Tình yêu nồng đượm, ngọt ngào như đóa hồng đỏ thắm. Nhung nhớ lúc vơi lúc đầy khi đôi lần niềm tin trong nhau hẫng hụt. Sau rồi, bởi thấy tim này vẫn thổn thức nhịp đập vì ai kia nên lại nhen nhóm lên tình yêu như chưa từng vụt tắt. Thoáng chốc, lại líu ríu nắm tay hẹn hò.

Chớp mắt đã trưởng thành, chớp mắt sẽ già đi và chớp mắt lại trở về cát bụi. Đời mình, chớp mắt ta cũng thành quá khứ của nhau. Chúng ta không phải là những người hoản hảo, thế nên cũng chẳng yêu nhau theo cách hoàn hảo nhất. Có điều, anh chắc rằng, yêu em, anh đã nghĩ nhiều về ngày mai ta có nhau mãi mãi.

Nhiều lần, em cứ ngỡ đi hết con dốc này, mình sẽ đến được nơi bằng phẳng hơn để thong thả mỉm cười với nhau mà không gượng gạo. Em từng cần mẫn gom góp vùng trời yêu thương để anh hồi tỉnh, nhưng mà kẻ đang chuếnh choáng ngả nghiêng đâu thể nhìn thấy những yêu thương lúc ấy đã thành vô nghĩa.

Có phải ta quên hay chưa một lần nhớ mình đã gặp và yêu nhau thế nào nên dễ dàng bỏ lửng hạnh phúc đang chờ trước mặt. Hay rằng, tình yêu đã đến hạn định, nên dù muốn hay không vẫn phải kết thúc theo cách này hay cách khác. Những ngày tháng êm đềm dần dà cũng chẳng còn ý nghĩa khi ta mải miết lo toan bao vướng bận của riêng mình.
Bao năm tháng yêu người, anh nhận ra tình yêu chẳng qua cũng là thứ mà con người ta có thể để dành đâu từ kiếp trước. Yêu nhau bởi duyên số, có nhau bởi duyên phận, giữ mãi duyên phận lại là do mình.

Trái tim anh ngơ ngác khi ai đó vô tình gợi nhớ người xưa. Thấy một bóng hình quen cũng xáo xào tâm trí. Thấy cái cách họ cười mà nhớ nụ cười ấy ngày xưa là của riêng mình. Biết rằng, đâu cần phải khắc khoải về những điều chẳng thể đổi thay, lỗi của ai, hẳn người kia tự biết.

Em sẽ tìm bờ vai khác khi anh lơ đãng gửi gắm bờ vai mình cho một người xa lạ. Khoảnh khắc này rồi sẽ chóng qua, cảm xúc này rồi sẽ nhạt phai như mỗi ngày vẫn trôi qua đều đặn. Cho dù, ta từng là của nhau.

Mỗi ngày, đi qua con đường quen thuộc, phố rộng thênh thang, hun hút hơn cả ngày xưa cũ, chợt thấy như mình đứng đó tự hôm nào. Hai đứa lơ ngơ, ngại ngần trao nhau nụ hôn đầu vụng dại. Giấc mơ của anh mải mê đứt quãng vì hình ảnh em cứ chập chờn như thế.
 
Lắm lúc, anh vô tình đánh thức những điều đã nguôi ngoai, vin vào cớ người ta của anh bây giờ không giống em của ngày xưa cũ để mỗi đêm khó ngủ lại quấy rầy kỷ niệm. Anh nhẫn tâm quên những lời hứa dở dang, xem như chúng chưa từng tồn tại để bắt đầu hẹn thề những lời thề hẹn mới.  Em có mơ hồ giữa hai bờ thương nhớ, những ý niệm cũ mới hoài nghi và rằng ai rồi cũng sẽ có một bến bờ khác cho mình. Chỉ là, mình từng ngỡ, ta là bến đỗ cuối cùng của nhau.

[Trẫm xem tiếp...]


Những gã người tình



Mùa tất bật đã sắp xong. Trốn chạy nỗi buồn không phải là cách tốt. Khi xung quanh không có gì để vui, không có mối quan hệ nào đáng để chờ đợi, không có bến đỗ nào thực sự bình yên, bạn đã dồn tất thảy sự cố gắng và hy vọng vào một thứ duy nhất - công việc.

 
Những gã người tình
Cuối cùng thì ngay cả điều duy nhất ấy cũng làm bạn buồn. Hoặc là cứ ngồi như thế, vai buông thõng cho đến khi nào thấy mình thành tượng đá. Hoặc là cần một giấc ngủ đủ dài, để khi tỉnh dậy thấy đời không có người tri kỷ cũng đâu có sao. Bạn không có nhiều thời gian để buồn. Ngay cả lời thở than vừa nói ra đã muốn thu lại cất đi. Cuộc sống này về cơ bản mà nói sẽ còn phụ ta dài lâu nên đừng chờ đợi quá nhiều.

Chúng ta chết trong nỗi buồn hoặc sẽ sống cùng nó. Tôi chọn cách thứ hai. Cuộc sống rèn tôi biết cách chấp nhận. Giống như chấp nhận một gã người tình. Khi mà thỉnh thoảng một buổi sáng nào đó thức dậy gã hồ hởi phơi bày thêm một thói hư tật xấu và thản nhiên bảo “Hoặc là cô chấp nhận nó hoặc là cô cứ tức giận, phát điên vì nó. Tùy cô”. Rồi gã nhún vai bước vào nhà vệ sinh vừa đánh răng vừa huýt sáo. Đấy là tôi ví thế, chứ may quá tôi chưa đến tuổi có người tình. Nếu bạn không vứt bỏ được gã người tình méo mó ấy thì thôi hãy tặc lưỡi mà cầu hòa với một vài tật xấu. Tôi cũng đã chọn cách cầu hòa với vài mối quan hệ bạn bè, gia đình và đời sống thực tại của mình. Rằng phải mỉm cười với nó, hân hoan với nó, yêu thương nó dù tôi có kiệt sức đến nhường nào. Ừ, được thôi. Tôi sẽ làm như vậy.

Đọc sách. Xem phim hài và vùi đầu vào công việc sẽ khiến tôi dần bình thản. Thế nhưng tôi hơi sợ, biết đâu đến một ngày nào đó sự bình thản ấy sẽ biến gã người tình thành một kẻ vô hình. Tức là chả có gì quan trọng hết. Một ngày nào đó gã có chán nản hay đổ đốn bỏ đi thì tôi vẫn thản nhiên vào nhà vệ sinh vừa đánh răng vừa huýt sao.

Được cái, tôi biết huýt sáo từ lúc nhỏ...

[Trẫm xem tiếp...]


Đàn ông thoáng đến đâu?



Đàn ông sẽ cưới người phụ nữ lên giường với họ ngay lần đầu tiên hò hẹn? Tôi vẫn hay tự hỏi mình câu đó trong hành trình tìm kiếm tình yêu, có lúc lại nhủ lòng: “Ừ, thời đại nào rồi mà phải băn khoăn một điều quá cổ hủ”. Thích thì sẽ nhích!

 
Đàn ông thoáng đến đâu?
Nhưng quả thực, trong suốt nhiều năm rượt đuổi hạnh phúc với cách nghĩ cứ thích là nhích, tôi chưa bao giờ gặp may, chưa bao giờ có được một bến đỗ cho mình cảm giác bình an cả. Đàn ông cứ đến với tôi, rất nhiều, nhưng rồi họ sẽ bỏ tôi mà đi, vì lý do này hay lý do khác. Rất có thể trong những lý do họ đưa ra, chẳng lý do nào thật. Vấn đề là, họ sẽ không bao giờ nói thẳng cho bạn biết vì sao họ bỏ bạn, vì họ là đàn ông! Đàn ông đủ lọc lừa, đủ mánh khóe để không bao giờ hé cho bạn biết anh ta thực sự nghĩ gì về bạn, dẫu anh ta có ngán bạn đến tận cổ thì lời lẽ khi chia tay vẫn sẽ luôn là “anh tự thấy mình chưa đủ tốt với em”.

Bạn đang hình dung tôi là một chị già đã gặp đủ ngang trái trong tình yêu và mang đậm tư tưởng chán đời, nghi người? Kỳ thực không phải vậy. Tôi vẫn đang ở tuổi đôi mươi, thân hình bốc lửa, vẻ mặt ưa nhìn. Công bằng mà nói, tôi không sắc nước hương trời nhưng biết làm đẹp. Thế nên từ cái nhìn đầu tiên tôi đã có thể thu hút đàn ông. Trời sinh tôi vóc dáng nở nang, đường cong gợi cảm, lúc nào trong tôi cũng hừng hực thứ khao khát bản năng rất đàn bà. 18 tuổi tôi không còn là con gái. Lần đầu tiên ấy không đọng lại cho tôi nhiều ấn tượng, đó là người bạn trai ngoại quốc tôi quen khi đi du học xa nhà. Tôi không quan niệm lần đầu ấy là mất mát. Tôi dị ứng với những cụm từ như “đánh mất đời con gái”, “mất trinh” hay “mất đi cái  nghìn vàng”. Đó là một cuộc gửi trao, cho và nhận, tôi cũng đã nhận đủ về mình, sao lại nói là mất mát! Lần đầu của tôi diễn ra tương đối dễ dàng, tôi đang ngồi bên chiếc ghế trong khuôn viên trường chờ tiết học sắp tới, anh thơ thẩn dạo ngang qua. Ánh mắt chúng tôi nhìn nhau, cùng mỉm cười. Cuộc chuyện trò giữa hai người như không thể hòa hợp hơn, rồi anh ấy ngỏ ý mời tôi đến chỗ của anh sau giờ tan học...

Lần đầu tiên ấy, tôi đã nghĩ, có vẻ như người nước ngoài thực sự thoáng hơn chúng ta trong chuyện tình dục. Tôi không bị đánh giá chỉ vì tôi quyết định sẽ lên giường với người cho mình hứng thú. Song sau này tôi hiểu, tây hay ta thì cũng chẳng khác biệt. Ngay cả ở Việt Nam bạn sẽ vẫn tìm được người lên giường với bạn ngay từ lần đi chơi chung đầu tiên.  

Vấn đề nằm ở chỗ, bạn sống thế nào sẽ gặp được người sống thế ấy. Những người đàn ông tôi gặp chẳng ai từ chối lên giường với tôi dù là ngay lần hẹn đầu tiên. Lúc là họ chủ ý, khi lại do tôi bật đèn xanh. Cũng có những lúc tôi gặp phải anh chàng không hiểu khù khờ hay cố tình tỏ ra tử tế, yêu cầu tôi khoác áo của anh ta vào kẻo lạnh hoặc nằng nặc bắt tôi về nhà chứ không phải vô nhà nghỉ dù tôi kêu “em mệt”. Những anh chàng ấy, nếu không phải sẽ tặc lưỡi cùng tôi ở lần hẹn thứ hai thì sẽ là vĩnh viễn lặn mất tăm. Tôi cũng chưa bao giờ để ý thêm đến họ.

Cho đến một ngày. Nhìn lại những cuộc tình đã đi qua, tôi ngộ ra rằng, mật ngọt, mặn nồng thì có nhiều nhưng cái sự chân thành dường như rất ít. Anh chàng trưởng phòng một công ty chứng khoán tìm cách quất ngựa truy phong ngay sau đêm đầu tiên với tôi ngoài khách sạn. Đêm ấy tôi nhớ mình đã rất bốc lửa và chủ động, đáng lẽ anh ta phải thích thú đến nỗi không thể tách rời tôi mới phải. Anh chàng chủ quán bar cũng nâng niu tôi được đâu một tháng sau khi nhận ở tôi thứ tình cho không biếu không. Hôm chia tay anh còn cúi gằm mặt nói “chưa đủ tốt, chưa xứng” với tôi, thế mà không đầy một tuần sau buổi ấy tôi đã thấy anh tay trong tay cùng đứa con gái khác. Ngay cả người tôi đặt niềm tin nhiều nhất là anh chàng con một quan chức cấp vừa cũng nhẹ nhàng đá đít tôi sau chuyến du lịch anh dành cho tôi đến một tỉnh miền Tây Nam Bộ.
 
Giờ tôi hoài nghi lắm rồi, lối sống của tôi có vấn đề gì không? Có phải đàn ông sẽ chỉ “yêu” chứ không bao giờ lấy cô gái đồng ý lên giường với anh ta ngay lần đầu tiên hò hẹn? Nhưng tôi lại nghe đàn ông Việt nói “thà lấy đĩ về làm vợ chứ không lấy vợ về làm đĩ”. Câu này chẳng phải ý là họ coi trọng người vợ ngoan chứ không màng quá khứ của cô ấy hay sao? Ấy là chưa kể, tôi chưa từng làm đĩ. Những cuộc tình đã qua, tôi đâu có lấy tiền...

[Trẫm xem tiếp...]


Bàng hoàng nghe đồng nghiệp cùng giới… tỏ tình



Tai tôi như ù đi, tự nhiên chân tay bủn rủn vì tiết lộ quá sốc của chị. Tôi lắp bắp: “Chị đùa em à?”. Chị đáp lại rằng mình rất nghiêm túc, chị yêu tôi thật lòng rồi ôm ghì lấy tôi.

 
Bàng hoàng nghe đồng nghiệp cùng giới… tỏ tình
Tôi và chị làm cùng phòng đối ngoại đã gần 2 năm. Hai chị em tung hứng trong công việc rất ưng ý và hiệu quả nên thân thiết. Tôi thấy chị rất quan tâm, yêu quý mình hơn so với các đồng nghiệp nữ khác. Ví dụ đi đâu chị cũng mua quà cho tôi. Trưa lại thường xuyên rủ nhau đi ăn uống.

Chúng tôi hay làm các chương trình tại địa phương nên phải đi công tác xa cùng nhau nhiều. Hai chị em như hình với bóng nên nhiều khi các anh cùng phòng còn nói vui: “Hai đứa này cưới nhau luôn đi, cặp kè thế này thể nào mãi chả kiếm được giai nào”.

Tôi nghe xong phá lên cười rồi hùa theo: “Hay hai chị em mình cưới luôn không sắp thành gái ế hết rồi. Bố mẹ em cứ sốt hết cả ruột”. Chị chỉ cười không nói gì.

Những lần đi công tác, hai chị em thường ở cùng phòng khách sạn cho tiết kiệm chi phí. Chị vẫn thường ôm tôi khi ngủ. Tôi coi chị như chị gái nên thấy rất gần gũi. Mỗi lần tôi thay đồ chuẩn bị đi ra ngoài, chị thường ngắm tôi và thốt lên: “Em đẹp quá!”. Tôi cũng hí hửng sung sướng như một cô gái được khen đẹp mà chẳng hề lăn tăn.

Cho tới 14/2 vừa rồi, hai chị em lại có chuyến công tác trong Sài Gòn. Buổi tối xong việc hai chị em về phòng. Thật bất ngờ khi chị mang một bó hoa hồng đỏ thủ sẵn từ khi nào tôi không để ý cùng một hộp sô-cô-la hình trái tim tặng tôi. Chị nói chị yêu tôi từ lâu rồi ôm tôi tới nghẹt thở.

Tôi ngỡ ngàng chưa kịp hiểu chuyện gì thì chị thì thầm vào tai tôi: “Chị là người đồng tính, chị yêu em từ lâu rồi. Hãy làm người yêu của chị”. Tôi bàng hoàng đẩy chị ra rồi đi ra khỏi phòng. Đã mấy ngày trôi qua, tôi không biết phải đối diện với chị thế nào. Tôi đang xin nghỉ ốm để tránh mặt chị. Tôi phải làm gì bây giờ?

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Vũ Ánh Tuyết tại một trung tâm tư vấn, trong những trường hợp này, các bạn nên xử lý tình huống một cách tế nhị, khéo léo, nhất là khi người chị đó lại là đồng nghiệp thân.

Người đồng tính cũng là người bình thường như bao người khác. Họ chỉ khác bạn ở xu hướng tình dục. Việc được một người đồng tính nữ yêu không có gì là khủng khiếp, điều đó cũng giống như được một người con trai yêu. Bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối nhưng cần tránh làm họ tổn thương. Đặc biệt đây lại là đồng nghiệp thân thiết cùng phòng nên bạn càng cần tinh tế hơn để dù từ chối vẫn còn “nhìn mặt nhau”. Bạn hãy thẳng thắn đối diện với vấn đề và giúp cả hai gỡ rối câu chuyện này.

Sự kỳ thị đối với người đồng tính có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Họ sẽ có mặc cảm mình là người có tội, bị sỉ nhục, có thể trở thành nạn nhân của bạo lực và tình dục, gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần. Sự kỳ thị gây ra những hậu quả mà nghiêm trọng nhất là dẫn đến ý định tự tử ở người đồng tính nữ.
[Trẫm xem tiếp...]


Những gã người tình



Mùa tất bật đã sắp xong. Trốn chạy nỗi buồn không phải là cách tốt. Khi xung quanh không có gì để vui, không có mối quan hệ nào đáng để chờ đợi, không có bến đỗ nào thực sự bình yên, bạn đã dồn tất thảy sự cố gắng và hy vọng vào một thứ duy nhất - công việc.

 
Những gã người tình
Cuối cùng thì ngay cả điều duy nhất ấy cũng làm bạn buồn. Hoặc là cứ ngồi như thế, vai buông thõng cho đến khi nào thấy mình thành tượng đá. Hoặc là cần một giấc ngủ đủ dài, để khi tỉnh dậy thấy đời không có người tri kỷ cũng đâu có sao. Bạn không có nhiều thời gian để buồn. Ngay cả lời thở than vừa nói ra đã muốn thu lại cất đi. Cuộc sống này về cơ bản mà nói sẽ còn phụ ta dài lâu nên đừng chờ đợi quá nhiều.

Chúng ta chết trong nỗi buồn hoặc sẽ sống cùng nó. Tôi chọn cách thứ hai. Cuộc sống rèn tôi biết cách chấp nhận. Giống như chấp nhận một gã người tình. Khi mà thỉnh thoảng một buổi sáng nào đó thức dậy gã hồ hởi phơi bày thêm một thói hư tật xấu và thản nhiên bảo “Hoặc là cô chấp nhận nó hoặc là cô cứ tức giận, phát điên vì nó. Tùy cô”. Rồi gã nhún vai bước vào nhà vệ sinh vừa đánh răng vừa huýt sáo. Đấy là tôi ví thế, chứ may quá tôi chưa đến tuổi có người tình. Nếu bạn không vứt bỏ được gã người tình méo mó ấy thì thôi hãy tặc lưỡi mà cầu hòa với một vài tật xấu. Tôi cũng đã chọn cách cầu hòa với vài mối quan hệ bạn bè, gia đình và đời sống thực tại của mình. Rằng phải mỉm cười với nó, hân hoan với nó, yêu thương nó dù tôi có kiệt sức đến nhường nào. Ừ, được thôi. Tôi sẽ làm như vậy.

Đọc sách. Xem phim hài và vùi đầu vào công việc sẽ khiến tôi dần bình thản. Thế nhưng tôi hơi sợ, biết đâu đến một ngày nào đó sự bình thản ấy sẽ biến gã người tình thành một kẻ vô hình. Tức là chả có gì quan trọng hết. Một ngày nào đó gã có chán nản hay đổ đốn bỏ đi thì tôi vẫn thản nhiên vào nhà vệ sinh vừa đánh răng vừa huýt sao.

Được cái, tôi biết huýt sáo từ lúc nhỏ...
[Trẫm xem tiếp...]


Lục đục hậu Valentine



Thằng em họ đầu bù tóc rối chìa cho tôi xem tin nhắn vợ nó vừa gửi: “Ngày này bốn năm trước, một đứa dở hơi tặng em hoa hồng và socola, em trả lại hoa hồng, chỉ nhận socola. Ba năm trước cũng vẫn là tay lừa đảo ấy tặng em hoa và socola, em nhận...”.

“Hai năm trước, một năm trước cũng thế... Vậy mà năm nay, một tin nhắn cũng không. Và em cũng thật ngu muội khi sinh cho anh ta hai đứa con mà nhiều người phải mơ ước”.

Cậu em thanh minh: “Vợ đang ở quê vì thằng cu bé mới được hai tháng, em vì mải đi làm, rồi bận cúng rằm nên vô tâm quên mất, giờ em phải làm sao cho vợ hết giận?”.
 
Lục đục hậu Valentine

Mang chuyện lên phòng tôi để tham khảo ý kiến, mọi người liền nhao nhao kể về những món quà và hoa chồng tặng suốt bao năm không hề thay đổi, rồi nói cậu kia thế là không được, phải biết thể hiện sự quan tâm, phải tâm lý, thấu hiểu cho những vất vả của vợ, có món quà nhỏ thôi mà cũng không nhớ thì thật là đáng trách, giờ phải gấp gáp chuộc lỗi mau…

Tôi đồng tình với phương án chuộc lỗi, vì vợ đã xem trọng mà mình lại coi thường thì không ổn, cãi nhau to ngay, còn lại tôi chỉ cười không tranh cãi thêm, mà cứ băn khoăn nghĩ, một năm chỉ có một ngày để thể hiện những điều vỹ đại như vậy thôi sao?

Chồng tôi là một người bay bổng, tôi cũng thế, tuy nhiên tôi cũng là một người thực tế. Nếu được chọn giữa hoa hồng và hành động yêu thương cụ thể tôi thích vế thứ hai hơn, bởi hoa hồng (hay kể cả quà) tôi cảm giác suốt bao năm tháng yêu nhau và những năm trước tôi nhận đủ rồi, nên giờ mà cứ quá coi trọng điều này thì thật là phù phiếm. Đó là cảm nhận của riêng vợ chồng tôi, khi hai người đã chung sống gần chục năm thì thiết nghĩ cũng đủ để hiểu về sở thích của nhau.

Tôi thích cách, không chỉ ngày Valentine mà vào một người thường đối với mọi người nhưng lại là ngày đặc biệt của chúng tôi, anh tặng tôi hoa (hoặc ngược lại, tôi tặng anh ấy) vừa chọn được những bông đẹp, lại không mất công chọn lựa và chen chúc nhau.

Tôi thích cách ngày Valentine thay vì chờ đợi, đau đầu chọn lựa mãi mới được bông hoa tươi và món quà ưng ý thì anh lại về thật sớm, cùng tôi làm việc nhà, khiến ngôi nhà trở nên ấm áp, bởi anh biết một điều cứ nhìn thấy anh quanh quẩn là tôi lại vui và vững dạ, an tâm.

Tôi thích cách một ngày chẳng phải ngày gì cả, anh bất ngờ mang về tặng vợ một bó hoa giống hệt bó hoa đầu tiên anh tặng, kèm theo một dòng vỏn vẹn “Cảm ơn em về tất cả”.

Anh cũng giống tôi, không thích hiệu ứng đám đông, không thích chạy theo mọi người làm những việc giống hệt nhau, mang tính chất phong trào. Chúng tôi cùng thích sự riêng tư và đặc biệt, thế nên với tôi ngày lễ tình nhân không được nhận hoa, quà cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tôi biết tình yêu của chúng tôi không thể vì thế mà thay đổi.

[Trẫm xem tiếp...]


Những ngày thành phố mưa



Thành phố những ngày mưa khe khẽ gối đầu lên nhau, mưa giăng niềm luyến nhớ vướng vất mi buồn, lòng vẫn dõi về hình ảnh gia đình ấm áp rộn rã tiếng cười, nơi ta vừa bước chân rời đi đã nao nao muốn quay lại.

 
Những ngày thành phố mưa
Khoảng không gian mịt mù mây phủ bao trọn thành phố, bé nhỏ và chông chênh. Nghe những ẩm ướt chảy tràn, lênh lang trong lòng người. Lòng người cũng dễ dàng ướt rượt, rũ buồn theo dấu chân của nhịp điệu thời tiết đỏng đảnh nắng mưa.

Tháng hai, muốn hong khô nỗi gian díu mảng buồn tơ vương mà ngặt trời thiếu nắng. Chỉ muốn cuộn tròn trong chăn như chú mèo sợ mưa, sợ ngoài kia mùa đông tràn lối đi về, bờ vai thấm lạnh đơn côi. Chân ngập ngừng đưa lối, bâng khuâng bước đi giữa đôi bờ thương nhớ. Đông râm ran chảy trên đường. Mùa dềnh dàng đi mãi, mải miết theo chuỗi ngày dài cô lạnh. Gió vi vút ào ạt xâm lấn những quãng, những lối, những không gian lớn - nhỏ người đi.

Ngồi trong căn phòng trọ nhỏ, nghe ngoài kia gió hát, gió reo, gió lùa, va quật dữ dội vào cành cây xáo xác. Gió quăng quật không tiếc thương trên những mái nhà, sầm sập, dọa dẫm. Gió đánh mạnh, hăng hái vào những cánh cửa. Khung cửa sổ be bé va đập, run lên sợ hãi, dù đã khép kín vẫn thấy luồng gió xộc vào khe hở nhỏ, ráo riết đưa cái lạnh tột cùng ngoài kia len lỏi vào phòng.

Đêm tháng hai, mưa tuôn réo rắt. Nghe tiếng gió mà hốt hoảng, mà run rẩy. Lòng càng thấy chông chênh. Xuân vừa qua và vẫn còn đọng trong mơ màng khí trời. Tuổi cũng vừa chập chững thêm mới. Dường như, khi năm tháng trôi, khi ngày tháng xếp nếp chồng chất lên nhau dồn cộng tuổi, người ta càng nhức nhối khao khát trở về. Trở về với gia đình, với yêu thương, với những gương mặt quen thuộc. Trở về để thấy mình được ủi an, bình yên. Trở về bởi cảm giác như ngày mai, như nhanh lắm, chẳng còn mấy thời gian ở cạnh gia đình của mình nữa, sẽ phải rời xa.

Những ngày thành phố mưa tuôn, Tết vừa trôi qua, chân vừa chạm vết mưa thành thị, lòng đã lại nôn nao nhớ, ước mong sum vầy.
[Trẫm xem tiếp...]


Khi người yêu cũ có người yêu mới



Nhận tin này chắc chắn là khoảnh khắc choáng váng nhất của bạn nếu tim vẫn còn yêu. Dù sao thì bạn vẫn phải tiếp tục sống, có cách nào để lòng thanh thản, nhẹ nhàng hơn?

 
1. Chấp nhận cảm xúc đang có
1. Chấp nhận cảm xúc đang có

Giận dữ, trách móc, đau khổ, ghen tuông, tuyệt vọng… đều là những cảm xúc rất thường khi bạn rơi vào hoàn cảnh như thế này: Người cũ đã tìm được người mới và đang sống tiếp một cách không thể tốt đẹp hơn dù chẳng có bạn.

Đừng tìm cách ngăn chặn cảm xúc của mình, cứ để chúng xảy ra, coi đó như một phần của quá trình hàn gắn vết thương lòng. Dù sao những cảm xúc này cũng sẽ chẳng ở đó vĩnh viễn, tất cả rồi sẽ qua.

2. Tránh lùng sục, tìm kiếm

Chắc chắn lòng bạn sẽ giục giã, muốn lục tung cả facebook hay các trang mạng xã hội để tìm kiếm bất kể thông tin nào về tình hình hiện tại của người ấy, vài dòng status, vài tấm hình người ấy chụp chung cùng đối tượng mới, bạn muốn biết kẻ mới xuất hiện ấy là ai…

Nhưng để làm gì? Việc làm này có mang lại chút lợi ích nào cho bạn? Hoàn toàn không có lợi. Tìm được rồi sao? Bạn sẽ lại tiếp tục dằn vặt: Anh/cô ta có gì tốt hơn mình? Anh ấy tìm thấy gì ở cô gái nhạt nhẽo này? Anh/cô ta có gì mà tôi không có?...

Đừng để bản thân chìm trong những cảm xúc tiêu cực thế. Thay vì lần mò như ma xó rồi ngồi một chỗ tự kỷ, hãy trang điểm, trưng diện bước ra ngoài, tìm kiếm những điều khiến bạn vui.

3. Tập trung vào chính mình

Nếu là người bị đá, nhiều khả năng bạn sẽ tập trung vào việc làm sao để anh ta quay lại. Nhưng bạn ạ, họ có người mới rồi, điều duy nhất bạn cần làm bây giờ là đổi hướng sự tập trung của bạn, từ người cũ và tình cảm cũ sang chính bản thân bạn. Thời gian này anh ta không còn nghĩ đến việc quay lại đâu, vì đã quá bận bịu với tình mới, đừng mất thêm thời gian ảo vọng.

4. Xác định lý do đổ vỡ

Hãy đưa ra danh sách những lý do mà người cũ không thể là một nửa phù hợp dành cho bạn. Viết ra cả những điều bạn ghét khi còn sống trong mối quan hệ tình cảm này. Ví dụ anh ta không có gu thời trang, có quá nhiều bạn khác giới, dễ nổi nóng, luôn nhai nhóp nhép, thiếu lãng mạn, thiếu chung thủy v.v. Nhìn thấy danh sách này mỗi ngày sẽ nhắc nhở bạn đây là người đàn ông không có gì đáng luyến tiếc.

5. Không tìm gặp

Nếu hai người đã có một thời gian rất dài bên nhau, sẽ thật khó cho bạn hiểu vì sao anh ta có thể bắt đầu mối quan hệ mới nhanh đến thế. Rõ ràng bạn thấy đau khi nghĩ đến một người con gái đang thế chỗ của mình, cùng người cũ của mình viết nên những kỷ niệm mới. Bạn có thể tìm gặp người cũ ngay lập tức để tìm hiểu cho ra ngô ra khoai, để biết anh ta có từng yêu bạn thực sự hay không, tại sao có thể yêu ai khác nhanh đến thế.

Nhưng đó là điều tệ hại nhất bạn có thể làm. Thay vì tìm gặp, hãy cắt mọi ngả đường tiếp cận, để bạn không phải kẹt trong cảnh đợi chờ, hy vọng anh ta kết thúc với tình mới.

Huyền Anh
[Trẫm xem tiếp...]


“Xin cho em yêu anh”



Biết Nam có vợ nhưng tôi vẫn yêu anh. Đó là điều điên rồ nhất mà tôi từng làm trong đời mình.

 
“Xin cho em yêu anh”
Có lẽ do lúc ấy tôi đã quá lứa lỡ thì nên gặp anh lần đầu, tôi đã say mê, muốn trao cho anh tất cả. Tôi nói với Nam: “Em sẽ không làm gì ảnh hưởng đến gia đình anh. Xin anh hãy để cho em được yêu anh một cách tự nguyện, không đòi hỏi”.

Mới đầu Nam còn ngần ngừ, nhưng sau đó anh cũng xiêu lòng. Và chúng tôi đã có những ngày tháng êm đềm bên nhau cho đến khi tôi tha thiết van xin anh cho tôi một đứa con. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng một người phụ nữ không chồng, khi về già sẽ rất buồn. Nếu có được một đứa con hủ hỉ thì sẽ bù lại được phần nào nỗi trống vắng những khi tuổi già xế bóng.

Mặt khác, suốt khoảng thời gian có anh, tôi đã nhận ra rằng anh không hề yêu tôi. Đó là sự thật hiển nhiên. Anh chỉ cần tôi những lúc vợ chồng anh hục hặc, những lúc bị stress trong công việc hay đơn giản chỉ là những khi anh muốn thay đổi hương vị trong cuộc gối chăn. Nhưng tôi thì khác. Tôi yêu và mong muốn đến cháy lòng có được một đứa con với anh. “Anh đừng lo sem sẽ làm khó dễ. Em hứa sẽ không bao giờ hé môi cho bất cứ ai”- tôi nài nỉ.

Kết cục thì tôi cũng được toại nguyện. Khi biết tôi mang thai, anh có chút lo lắng. Thế nhưng khi tôi quả quyết rằng anh sẽ chẳng liên can gì đến đứa bé, nó chỉ là con của riêng tôi; thậm chí nếu anh muốn, tôi sẽ rời xa thành phố… thì anh yên tâm hoàn toàn. Kể từ lúc biết chắc mình có con, tôi nghĩ có lẽ mình không cần người đàn ông ấy nữa. Tôi đủ mạnh mẽ để làm một người mẹ đơn thân như cách người ta hay nói bây giờ.

Nghĩ là vậy nhưng thực tế lại khác. Khi mang bầu, có những cơn thèm bất chợt giữa đêm hôm khuya khoắc hay khi trời đang giông mưa, bỗng thấy cần quá một người đàn ông bên cạnh. Khi hôi cơm tanh cá, mệt mỏi chẳng muốn làm gì, bỗng thấy thèm một sự an ủi vỗ về… Cứ thế, sự khát thèm như một liều thuốc độc bào mòn lý trí. Tôi bắt đầu nhắn tin, gọi điện, thậm chí đến tận nơi anh làm việc để tìm.

Tôi bắt đầu đày ải Nam trong sự ghen tuông, đố kỵ với người vợ danh chính, ngôn thuận của anh. Điều khiến anh phải chấp nhận những cơn mưa nắng thất thường của tôi chính là đứa con trong bụng. Khi biết đó là con trai, anh rất hào hứng bởi vợ anh chỉ sinh cho anh những “thị mẹt”. Tôi nghiễm nhiên cho mình cái quyền được đòi hỏi, mặc cả tình cảm, sự chăm sóc của anh. Dần dần, tôi muốn anh phải trọn vẹn là của mẹ con tôi.

Muốn được như vậy, tôi đã lên hẳn một kế hoạch “bắt cóc” Nam. Tôi bắt đầu gieo nghi ngờ cho vợ anh, đánh tiếng với mẹ anh bằng những tin nhắn vu vơ. Và tôi nói thẳng với anh: “Em muốn có một danh phận vì em chứ không phải vợ anh đã sinh cho nhà anh một đứa cháu trai để nối dõi tông đường”. Nghe vậy, mặt anh đỏ lên: “Em quên mình đã hứa nhưng gì rồi hay sao? Nếu biết trước có ngày này, anh đã không nhẹ dạ nghe theo lời em”. Tôi cười: “Bây giờ anh hối hận rồi phải không? Nhưng ít ra thì em cũng đã cho anh những năm tháng tuyệt vời. Em phải được đền bù chứ? Nếu anh không muốn ly dị để cưới em thì phải cho mẹ con em một cuộc sống như vợ con anh đang có”.

Tôi khủng bố Nam và cả gia đình anh bằng những chiêu trò như thế. Tôi biết chắc là anh sẽ không dám để mọi chuyện đổ bể vì anh còn có địa vị, có các mối quan hệ xã hội phải giữ gìn. Và trên hết, gia đình anh chắc chắn sẽ không vì sợ tốn kém mà để mất mặt.
Thế nhưng tôi đã chờ đợi không phải chỉ một, đôi ngày. Cả tháng nay, Nam không thèm đếm xỉa gì đến mẹ con tôi. Thậm chí tôi nhắn tin, gọi điện anh không trả lời; tôi đến công ty thì anh kêu bảo vệ đuổi tôi về. Cho đến cách nay 3 ngày, anh nhắn tin cho tôi: “Để cho anh yên nếu em muốn tốt đẹp”. Tôi thấy trong tin nhắn của Nam có vẻ như đe dọa nhưng tôi không nghĩ ra là anh sẽ làm gì? Và tôi cũng đã mất ăn, mất ngủ từ đó vì phải suy nghĩ tìm cách cách đối phó.

Thế đấy, làm người thứ ba có sung sướng gì đâu. Nhưng chẳng lẽ tôi lại chịu thua? Tôi cũng là một người phụ nữ. Con tôi cũng là con anh, tại sao chúng tôi phải chịu thiệt thòi chỉ vì tôi không phải là vợ trên giấy tờ của anh? Tôi nhất định phải đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.

Theo Thiên Thanh
NLĐ
[Trẫm xem tiếp...]


Em đang cũ, mòn đi...



Đám bạn đại học rủ em họp lớp đầu năm. Đó là thông lệ, mỗi năm một lần, tụ lại ăn uống, vui đùa, “tám” đủ thứ chuyện. Năm nào cũng vậy, tụi bạn đều bảo em có “số hưởng”: “Chồng giỏi, kiếm tiền nhiều. Chỉ việc ở nhà chăm con. Sướng thế còn gì?”.

Đúng là em sướng hơn nhiều phụ nữ khác, chẳng phải bận tâm lo lắng gì về kinh tế. Nhưng chẳng hiểu sao, hết chuyện gia đình, hết chuyện con cái, nhìn đám bạn ríu rít chuyển sang bàn chuyện công việc, bỗng dưng em thấy lạc lõng và chạnh lòng đến sợ…
 
Em đang cũ, mòn đi...

Em đã quá thua sút so với bạn bè. Chúng nó bây giờ đứa nào cũng thành đạt trong sự nghiệp. Đứa thì xông xáo bỏ vốn mở công ty riêng, đứa thì chắc một chân trưởng phòng trong doanh nghiệp nhà nước, đứa lại là trưởng bộ phận trong một công ty nước ngoài - lương tháng ba bốn ngàn đô. Cá biệt, có đứa giờ đã là phó tổng một tập đoàn lớn, quản lý cả vài trăm nhân viên, quyền to thế lớn… Tụi nó ngồi với nhau, toàn bàn những chuyện “đao to búa lớn”, nào là kinh tế đi lên đi xuống, nào là chứng khoán trồi sụt, nào là cách mở rộng thị trường, cách quản lý nhân viên… Em nghe mà cứ như “vịt nghe sấm”, cứ ngỡ đó là những người phụ nữ thuộc về một thế giới xa lạ, chứ chẳng phải là những đứa bạn chung lớp, cùng một xuất phát điểm, cùng một hoài bão, cùng một khát khao ngày xưa với mình.

Lúc mình lấy nhau, anh bắt em phải hứa là không được đi làm. Anh bảo: “Phụ nữ chẳng cần phải bon chen ra xã hội làm gì cho mệt. Em cứ yên tâm ở nhà mà nội trợ, chuyện kiếm tiền để anh”. Mới lấy nhau, sẵn kinh tế gia đình cũng khá giả, lại nghĩ nếu ở nhà sẽ chăm con tốt hơn, em cũng tặc lưỡi chiều anh. Nói một câu công bằng, bao năm qua anh lo cho gia đình rất đầy đủ, cuộc sống của em cứ trôi qua êm đềm, vô lo. Lẽ ra em phải rất vui, rất hạnh phúc, nhưng sao vẫn thấy buồn, thấy bức bối…

Thế giới của đám bạn cùng lứa của em phong phú, đặc sắc bao nhiêu thì thế giới của em tẻ nhạt bấy nhiêu, chỉ vỏn vẹn trong bốn bức tường nhà. Thế giới của em giờ là sáng đưa hai đứa con đi học, trưa đón về, chiều chở đi học thêm, tối cùng con học bài. Thế giới của em là những ngày đều đặn giao việc bếp núc, việc nội trợ cho bà giúp việc. Thế giới của em thu nhỏ lại, với cái vòng luẩn quẩn: nhà - trường học - chợ - công viên. Thế giới của em chỉ thêm chút màu sắc vào buổi tối, khi anh đi làm về, khi cả nhà quây quần bên mâm cơm. Mà anh thì trăm công ngàn việc, cả tuần họa hoằn lắm mới về nhà ăn cơm vài lần. Sống trong cái thế giới ấy, em thấy mình cũng dần trở nên cũ đi, mòn đi…

Chẳng phải em lo xa, nhưng giờ toàn bộ cuộc sống của em phụ thuộc hết vào anh. Giả dụ, em chỉ giả dụ thôi, lỡ một ngày nào đó quan hệ vợ chồng trục trặc, vì người thứ ba hay vì một mâu thuẫn nào đó chẳng hạn; thì em - không công ăn, không việc làm, làm sao lo được cho bản thân?

Những năm gần đây, không ít lần em thủ thỉ cùng anh, xin anh cho em đi làm, nhưng lần nào anh cũng gạt đi, bảo là em không thực hiện đúng lời hứa. Anh bảo: “Em sướng mà không biết hưởng, còn bày đặt được voi đòi tiên!”. Thật tình, nhiều người cũng nói em như vậy, khiến em cũng chẳng biết mình đúng hay sai. Nhưng, em chỉ biết một điều, cái khát khao được đi làm, được giao tiếp, được cống hiến, được mở rộng tầm nhìn… bị đè nén trong em từ ngày lập gia đình vẫn cháy âm ỉ mãi đến nay, giờ đang muốn bùng lên thành đám lửa. Anh cũng là người của công việc, mong anh hiểu và tạo điều kiện cho em. Em chỉ cần một công việc đơn giản, nhẹ nhàng; để em vẫn còn nhiều thời gian cho gia đình, cho con cái; được không anh?

[Trẫm xem tiếp...]


Bán thân



Tôi bắt đầu “công việc” từ năm thứ 2 đại học. Khác với những sinh viên vì hoàn cảnh mà bán thân, tôi tự mình đi vào con đường nhơ nhớp do buông thả.

 
Bán thân
Nhà tôi nông dân, sống tại một miền trung du cách xa thành phố lớn. Mẹ có cửa hàng tạp hóa nhỏ, túc tắc bán hàng nuôi ba chị em tôi ăn học. Đến khi cả ba đều vào đại học, thì cuộc sống trở nên khó khăn vì cửa hàng nhỏ không đủ trang trải cho những chi phí đắt đỏ trên thành phố.

Nhưng đó không phải là lý do để tôi lầm lỡ…

Tôi không xinh nhưng hình thức ưa nhìn. Cuối năm thứ nhất Đại học, tôi gặp và yêu T. Rồi tôi có thai. Ngày tôi đau đớn ở một phòng phá thai chui cũng là ngày tâm hồn tôi tan nát khi phát hiện T. phản bội.

Tôi tìm về với mẹ sau đớn đau. Tôi không gục ngã, nhưng lòng mang một vết thương rất lớn. Tôi nuôi quyết tâm thoát nghèo. Người yêu tôi cũng chỉ vì một chữ giàu mà phản bội đấy thôi. Tôi không thể sống mãi cuộc sống bùn lầy, đồng ruộng như vậy được. Tôi quay trở lại Hà Nội. Tiếp tục đi học và xin được phục vụ tại một quán café gần trường. Tại đây tôi quen với một người đàn ông.

Tôi trở thành bồ nhí của ông ta sau khoảng 1 tháng quen biết, trò chuyện. Ông ta kể cho tôi nghe nhiều về gia đình, về người vợ hiền và 2 cô con gái đáng yêu. Điều quan trọng là vợ ông ta đang đi công tác nước ngoài một năm.  Ông ta nói sẽ chu cấp cho mọi nhu cầu của tôi, việc học của tôi, với điều kiện tôi trở thành “bồ” và đáp ứng cho ông ta nhu cầu tình dục. Cùng với lời đề nghị đó, ông ta đưa cho tôi 2 triệu, nói tôi về suy nghĩ.

Tôi không muốn làm những việc bị xã hội lên án, nhưng điều tôi ghét cay ghét đắng là sống nghèo sống khổ. Tôi nghĩ nhiều đến bố mẹ ở quê, nhớ một lần giúp bố nhổ cái rằm cắm vào tay bố trong lúc làm lúa. Mười ngón tay tôi ngón nào cũng thon dài và trắng, bên đôi bàn tay bố đã chai sạn và sần sùi vì bao nắng mưa. Tôi rơi nước mắt. Tôi tặc lưỡi “dù gì mình cũng không còn trinh”.

Tôi quyết định cầm điện thoại gọi cho người đàn ông ấy. 15 phút sau đã có một chiếc X5 đỗ trước ngõ xóm trọ. Ông đưa tôi đến một hiệu thời trang và lựa cho tôi 2 bộ váy, hở hang, đơn giản vì “đi cùng anh, em phải đẹp”. Chúng tôi đến một nhà hàng sang trọng. Đợi chúng tôi đã có mấy người cả nam lẫn nữ. Tôi bước vào cuộc sống của họ từ đó với cái tên “Rau sạch”.

Cuối tuần ấy, ông bồ già đưa tôi đi Tam Đảo. Dù không còn trong trắng nhưng tôi vẫn sượng sùng. Dù gì tôi làm việc này cũng là vì tiền. Tôi co rúm trên tấm rap trắng, cảm thấy sợ hãi, khinh bỉ chính mình.

Chúng tôi ở lại Tam Đảo thêm 2 ngày. Sau đó bồ đưa tôi về Hà Nội. Trước khi về bồ rút ví đưa cho tôi 1 triệu, bảo khi nào cần anh sẽ gọi, “em đừng gọi anh”.

Trung bình một tuần bồ gọi cho tôi 2 lần, khi thì đưa đi ăn, thỉnh thoảng đưa đi tiếp khách cùng. Gặp khách của bồ, tôi luôn nhận được những ánh nhìn soi mói dù ông đã giới thiệu tôi như một thư ký hoặc kế toán. Sau này tôi mới hiểu cái nhìn đó bởi những người đàn ông này giống nhau, họ biết rõ tôi là ai, mỗi lần một địa điểm gặp, nhưng kết thúc luôn là khách sạn.

Một thời gian ngắn sau đó, vợ ông bồ già của tôi kết thúc chuyến công tác. Ông ít gọi cho tôi hơn. Một ngày nọ, ông đưa tôi đi ăn và giới thiệu tôi với một người bạn làm ăn của mình.
“H. rất quý em” - ông bồ già của tôi lạnh lùng nói muốn tôi giúp anh làm vừa lòng H, vì đó là bạn làm ăn.

Tôi hiểu ý muốn “làm vừa lòng” ở đây nghĩa là gì. Tôi qua tay H. lúc nào không biết, cũng không quan tâm. Giữa chúng tôi chỉ là sự trao đổi.

Đến giờ đã qua tay bao nhiêu đàn ông kể từ lần đầu tiên với ông bồ già, tôi không còn nhớ nữa. Tôi cũng không đếm. Chẳng ai lại đi đếm số lần mình bán thân bao giờ.

[Trẫm xem tiếp...]


Lãng mạn thời hôn nhân



Sinh nhật vợ, chồng vẫn không có biểu hiện gì khác lạ. Tối, chồng bảo vợ ngồi lên xe, chở đến một shop quần áo. Sau một lúc ngắm nghía, chồng nháy mắt với vợ rồi chỉ vào chiếc váy hoa điệu đà mà vợ đã ao ước bấy lâu.

Quà sinh nhật của chồng bao nhiêu năm vẫn vậy: không bất ngờ, không cầu kỳ, không lời có cánh nào được “đính kèm”. Vậy mà, trong mắt vợ, chồng luôn là người lãng mạn.
 
Lãng mạn thời hôn nhân

Nhiều người ngần ngại hôn nhân vì mường tượng ra thời kỳ kinh khủng của hậu hôn nhân. Chồng luôn nhấn giọng: “Chẳng có lãng mạn cho vợ đằng sau tiếng con khóc, nợ đòi đâu!”. Đúng là không hoa hồng, không lời có cánh, không cà phê, xinê… Thời gian càng trôi, sự lãng mạn càng bị những gót chân bươn chải bỏ quên một cách vô tình. Nhưng bù lại, vẫn có những điều lãng mạn khác mà thời yêu nhau chưa bao giờ có được.

Như chuyện hôm sinh nhật. Cái váy đó vợ đã ngắm nghía mấy tháng trời nhưng không dám mua vì quá đắt. Tiền học cho thằng cu lớn, tiền sữa cho thằng cu nhỏ, tiền ăn, tiền điện… rồi bao nhiêu thứ phải chi trả cứ bủa vây, ngăn không cho vợ phung phí. Thẻ lương của chồng, vợ giữ. Những khoản chi tiêu bên ngoài chồng tự xoay xở với tiền thưởng hàng quý của công ty. Eo hẹp là thế mà chồng vẫn dành dụm để mua váy tặng vợ (lại biết đúng cửa hàng và cái váy vợ “nhắm”), đó chẳng phải là lãng mạn sao?

Điểm lại, sau mấy năm làm vợ chồng, những cái nắm tay của chúng mình thưa thớt hẳn. Những buổi hẹn hò, cà phê bị vợ đưa vào danh sách những “trò tiêu khiển” xa xỉ. Những tin nhắn nhớ thương lùi vào… thời xa vắng. Biết bao nhiêu thứ “có” bị biến thành “không” từ ngày mình trở thành vợ chồng. Nói vậy mà không phải vậy, vợ chồng vẫn có những giây phút lãng mạn tuyệt vời mà ngày xưa chưa bao giờ được hưởng. Như cái hồi biết vợ có thai, chồng nhảy lên sung sướng, ôm vợ xoay mấy vòng rồi hốt hoảng dừng lại vì sợ đứa con trong bụng… chóng mặt. Đêm nào chồng cũng nằm áp tai lên bụng vợ, thầm thì nói chuyện với con. Chồng còn xung phong làm việc nhà, thỉnh thoảng đi chợ và làm “đạo diễn” nhà bếp cho vợ được nghỉ ngơi. Hay đơn giản hơn, dù bận rộn đến mấy thì mỗi sáng chồng đều dắt xe ra khỏi cổng giúp vợ. Chồng bảo, làm thế để vợ có động lực thắt cà vạt mỗi sáng cho chồng.

Khi vợ bị cảm, chồng không cuống cuồng hỏi han như thời đang yêu nữa mà thay vào đó, chồng nhìn vợ một cách nghiêm khắc rồi “phán”: “Sao em chủ quan với sức khỏe của mình thế? Mưa mặc mưa, nắng mặc nắng, người chứ có phải sắt đá gì mà không đổ bệnh”. Rồi cứ để cho vợ khóc sụt sùi vì tủi thân, chồng xách xe ra khỏi nhà, trở về với mấy vỉ thuốc cảm trên tay. Có hôm, chồng một mình hì hụi xây lại góc nhỏ trước thềm nhà. Thấy chồng mồ hôi nhễ nhại, vợ chạy ra toan bưng gạch, dọn rác phụ thì bị la té tát. Vợ thoáng buồn, chẳng lẽ chia sẻ công việc với chồng là sai? Chồng không an ủi, không thừa nhận mình quá đáng mà chỉ buông một câu: “Việc này cứ để anh lo, lỡ anh ốm còn có người lo cho anh chứ. Không phải việc gì em giúp anh cũng thấy vui đâu”. Lãng mạn thời vợ chồng đúng là có khác.

Là vợ chồng, biết hết tật xấu của nhau rồi nên “cuốn cẩm nang” mang tên “tốt khoe, xấu che” gần như bị vứt vào sọt rác. Thế là, bao nhiêu cái xấu được phô ra một cách tự nhiên, đôi khi thái quá. Ấy vậy mà những tật xấu ấy lắm lúc mang lại tiếng cười rộn rã trong căn nhà nhỏ và được vợ thay cho cái tên mỹ miều là “lãng mạn kiểu… chồng”.

Không còn như thời son trẻ, vợ dễ dãi hơn với nhu cầu làm đẹp của bản thân. Có gì mặc đó, ra ngoài cũng khoác vội mấy thứ quần áo đơn giản cho thoải mái. Đôi lúc chồng nhăn mặt góp ý. Vốn biết tiếp thu, vợ lấy lại phong độ cái thời “điểm phấn thoa son”, dù dáng dấp đã không còn như thuở hoàng kim. Hôm vợ chồng rủ nhau đi ăn cưới đứa em họ, vợ xúng xính trong chiếc váy maxi màu kem mềm mại. Mới bước xuống nửa cầu thang đã thấy cả chồng lẫn con nhìn lên vẻ… phấn khởi. Không cần những lời khen ngợi ngọt như đường phèn thuở đang yêu, chỉ cần cái nhìn ấy thôi là đủ cho vợ ngất ngây hạnh phúc. Có lẽ, lãng mạn còn là lúc chồng được nhìn ngắm người phụ nữ mình yêu làm đẹp.

Thời đang yêu, nào là “nếu có tiền anh sẽ đưa em lên mặt trăng”, nào là “mình sẽ sống trong một ngôi nhà hạnh phúc và có một đàn con nhỏ thật dễ thương”, hay sướt mướt hơn “sau này lấy nhau, mỗi sáng đi làm mình sẽ hôn nhau để chào tạm biệt và không quên nói lời yêu thương”… Đến khi thành đôi, mình cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác phải đối mặt với những vấn đề lớn như nuôi con, có nhà thành phố… Thực tế cuộc sống khiến vợ chồng mình lao vào làm việc cật lực. Lãng mạn của ngày xưa không còn nữa, thay vào đó là ánh mắt sung sướng nhìn nhau khi dành dụm đủ tiền mua cái tủ lạnh, cái máy giặt hay đơn giản chỉ là sắm được chiếc nôi cho con. Nhớ nhất là khoảnh khắc mình ôm chặt lấy nhau, nước mắt ràn rụa khi cầm trong tay sổ đỏ của một miếng đất nhỏ vùng ven.

Vợ gọi đó là lãng mạn của thời hôn nhân.

[Trẫm xem tiếp...]


 

Danh Mục

Total Pageviews

Phi lên đầu Bản quyền © 2012 | Đọc Để Cười| Nội dung bài viết từ nguồn khác