Blogger Widgets

Cách “giữ” chồng số một!



Hôm chồng chở vợ đi họp lớp, bạn bè lâu ngày gặp lại, đều sửng sốt kêu: “Trời ơi, trông cậu sao tàn quá vậy, có bệnh tật gì không?”. Có đứa đùa cợt: “Bà “xài” chồng gì mà hao dữ vậy, mới có mấy năm mà trông ổng sao giống… ông ngoại quá”.

Chồng ngồi sượng trân, trong khi vợ cười hề hề: “Mình tốn bao tâm huyết mới cải tạo ổng được vậy đó. Để ổng trẻ hoài, người ta cướp mất còn đâu”.
Cách “giữ” chồng số một!

Hồi còn đi học, chồng rất đẹp trai và luôn ăn mặc tươm tất. Từ khi lấy vợ, phần vì an phận, phần vì mưu sinh, chồng quên mất việc chăm chút vẻ ngoài. Hết giờ làm, chồng tất bật đi làm thêm. Lúc đầu là kiếm thêm tiền sữa cho con, sau là tiền học phí, rồi tới việc tích lũy mua xe, nhà… Hết kế hoạch này tới kế hoạch kia. Mấy thằng bạn thân thấy chồng cày ngày cày đêm, mặt mũi hốc hác, nên thương tình rủ hùn hạp làm ăn. May là mấy vụ đầu tư đều thắng lợi nên vợ chồng mình đã có nhà, có xe…
Cuộc sống thư thả hơn nhưng bộ dạng chồng không hề thay đổi, vẫn mặc tới mặc lui mấy cái áo nhàu nhĩ, cũ mèm. Chồng không quen cũng chẳng rành việc mua sắm, nên thỉnh thoảng lại nhắc vợ mua đồ mới cho chồng. Vợ ừ à rồi quên. Lúc nhớ ra, vợ ghé “shop” vỉa hè, quơ đại cho chồng mấy cái áo “si đa”. Chồng quen đơn giản nên cũng không lấy làm khó chịu.
Một bữa, chồng đi cùng bạn để ký hợp đồng. Vừa nhìn thấy bộ dạng của chồng, người bạn la oai oái: “Bộ ông không có bộ cánh nào coi được hơn sao? Làm ăn với đối tác lớn mà ông ăn mặc vầy, người ta tưởng mình xem thường họ”. Chồng đang lúng túng thì may quá, vợ người bạn mang ra một bộ đồ rất đẹp, có cả cà vạt, tặng luôn cho chồng. Phải nói bữa đó chồng tự tin hơn hẳn, ăn nói cũng trơn tru, hoạt bát hơn.
Về nhà, chồng định bụng sẽ khoe với vợ bộ đồ mới, sẵn tiện bảo vợ cứ theo gu này mà sắm sửa cho chồng. Ai dè vừa nhìn thấy bộ dạng tươi rói của chồng, vợ liền bù lu bù loa: “Bữa nay anh đi cua gái phải không. Em biết ngay mà, rủng rỉnh tiền thế nào cũng sinh tật”.
Dù bực, chồng vẫn cố nén để giải thích, hy vọng vợ hiểu sự khó xử của chồng. Chồng mừng rỡ khi vợ tươi tỉnh bảo: “Tưởng anh léng phéng là không xong với em”. Bữa đó, vợ tha về lủ khủ túi to túi nhỏ. Nhìn mấy cái túi sang trọng, chồng chắc mẩm vợ mua ở cửa hàng lớn. Chồng hí hửng như thuở bé tết đến được mẹ mua cho áo mới, hớn hở mở ra xem. Chồng tá hỏa khi mớ quần áo thuộc mô đen… thuở chồng mới biết bò, màu sắc thì tối hù như đêm 30.
Thấy vẻ tiu nghỉu của chồng, vợ bảo: “Ăn mặc vầy trông đứng đắn, hợp với anh”. Nhìn cách ăn mặc của chồng, bạn bè ai cũng quở, cũng chê, chỉ có vợ là gật gù tự đắc: “Chồng xấu, chồng tàn mới là chồng mình. Đó là cách giữ chồng… số một”.

[Trẫm xem tiếp...]


Giấc mơ ngoại thành



Nửa đêm về sáng, chị giật mình tỉnh giấc. Ánh chớp lóe lên cùng tiếng sấm nổ ì ùng phía chân trời dội qua khung cửa sổ. Đêm qua trời oi bức, chị mở cửa cho thoáng rồi ngủ quên lúc nào không hay.

Giấc mơ ngoại thành

Căn phòng nhỏ cạnh khoảng vườn be bé ngập trong tiếng mưa trút mỗi lúc một nhanh trên mấy tàu lá chuối.vCả chục năm rồi chị mới lại được sống trong cảm giác này. Những ngày từng ở phố, chị sống giữa căn hộ tập thể xinh xinh, bé như hộp diêm, gần như kín cửa suốt ngày. Mùa đông kín mít đã đành, mùa hè cũng lại dò dẫm bịt từng khe hở để bật máy lạnh. Ngày cũng như đêm, chẳng mấy khi chị phân biệt được giờ giấc nếu ở trong nhà mà không nhìn đồng hồ. Từ ngày chuyển về ngoại thành sống, chị bỗng thích thú như tìm lại được một mảnh ký ức bị bỏ quên.
Tiếng sấm nổ làm thằng nhỏ giật mình. Nó quờ quạng chân tay, giọng ngái ngủ tìm mẹ. Giữa hai đợt mưa tuôn xối xả, thằng nhỏ chợt nhận ra tiếng chú chó con vừa rời ổ mẹ đang ăng ẳng như thở than vì ướt lạnh. Nhất định nó sẽ tự biết tìm chỗ trú thôi, bản năng sinh tồn của loài vật lúc nào cũng mạnh, chị nhủ thầm.
Chị và con thiếp đi từ lúc nào chẳng biết, rồi choàng tỉnh bởi mùi hoa cau lẫn với hương ngọc lan thoảng nhẹ mơn man khắp phòng. Ngôi nhà nhỏ mùa này lúc nào cũng tràn ngập những hương thơm ấy. Chúng thường dậy lên lúc sáng sớm và buổi chiều tối, khi mọi âm thanh và mùi vị ồn ã của một ngày tạm lắng, dành chỗ cho thanh thản, bình yên. Hồi mới chuyển về đây, chị cứ tưởng mình đang lãng mạn hóa cuộc sống, hóa ra không phải. Những hương thơm luôn đánh thức chị mỗi sáng. Nó tẩm ướp lòng chị thật dịu dàng, ngay cả những lúc nhọc mệt và chông chênh nhất.
Khu làng ngoại thành của chị bây giờ đã được ghi trong đơn vị hành chính là phường, nhưng trên thực tế, nó vẫn giữ được những nét lớn của một cái làng xưa cũ. Bước ra khỏi ngõ vẫn có khu vườn với mảnh đất nhỏ trồng rau ăn và bụi tre vừa làm hàng rào vừa dùng để phân tách ranh giới nhà nọ nhà kia. Đi xa hơn nữa là những khoảnh ruộng lúa chiêm đang độ thu hoạch. Người nông dân bây giờ không còn vác cày theo trâu ra đồng nữa. Xe máy chạy bon bon, họ ra đồng cùng điện thoại với đủ thứ máy móc đã sẵn sàng ngoài đó. Những buổi chiều, chị dắt con ra bãi đê sông Hồng chơi. Thằng bé náo nức được sải chân dọc theo các triền đê thoai thoải đầy nắng, gió. Có lẽ, nó sẽ là một trong số ít những trẻ em thời nay còn được chơi chọi cỏ gà, trò giải trí phổ thông nhất với đám trẻ con cách nay đã vài thập kỷ.
Nhịp sống ngoại thành bù đắp cho chị thật nhiều xúc cảm. Tránh xa cái ồn ã buộc phải nhập vào của cuộc mưu sinh, chị vẫn tìm được cho mình góc bình yên, thanh thản bên ngoài phố xá. Và trong những giấc mơ ngoại thành, chị tìm lại được mảnh ký ức gần gũi của tâm hồn, tìm lại những tháng năm từng nuôi nấng tuổi thơ, tìm lại chính mình để vẫn là mình giữa nhịp sống hối hả đầy nhọc nhằn trong ngày mới.

[Trẫm xem tiếp...]


Mẹ là bóng mát



Ngày nào cũng vậy, từ 3g sáng mẹ đã thức dậy khìa thịt, trộn cải chua, pha cà phê và những việc linh tinh khác cho tới 4g30. Mọi việc đâu vào đó rồi mẹ chất tất cả lên chiếc xe, hì hục đẩy một đoạn khá xa, ra tới ngã tư đầu đường, kế bên cây cột điện, nơi mà mấy chục năm rồi mẹ gắn bó ở đó để buôn bán.

Bây giờ mẹ đã qua tuổi lục tuần mà hàng ngày vẫn công việc cũ, vẫn lối sống đạm bạc như xưa để lo cho con trai vừa cưới vợ đang thất nghiệp và phụ nuôi cháu ngoại vì con gái vừa ly hôn.

Mẹ là bóng mát


Ngày nào con cũng đi từ 8g sáng tới 22g mới về. Mẹ vừa bán buôn vừa chăm bé Na chưa đầy một tuổi, cho cháu ngồi trong chiếc xe đẩy, khi vắng khách lại đút cháo cho bé Na ăn, thay tã lót cho nó, tập cho bé đi. Mà con bé cũng thật tội nghiệp, nó biết cảnh nhà neo đơn nên rất dễ ăn dễ ngủ, cho gì ăn nấy, không khóc la vòi vĩnh này nọ. Ăn no rồi ngồi chơi, buồn ngủ thì nằm úp mặt xuống chiếc xe tập đi ngủ ngon lành.
Nhiều lúc nhìn gương mặt khắc khổ, già nua của mẹ, lòng con quặn thắt nhưng con chưa biết làm thế nào để đỡ đần cho mẹ. Tiền lương con ba cọc ba đồng chỉ đủ chi tiêu cho hai mẹ con, hàng tháng con đưa cho mẹ số tiền quá ít ỏi, vậy mà mẹ cũng không trách móc điều gì. Tháng này con xin làm hai ca để có thêm tiền phụ với mẹ. Đêm con về khá khuya, người mệt rã rời, mẹ nhìn con lo lắng, hỏi han mọi chuyện, động viên an ủi khiến con rơm rớm nước mắt. Con cố gắng không muốn để nỗi buồn lộ ra trước mặt mẹ làm mẹ bấn rối thêm. Mẹ thường nói: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, con cứ tự tin là mình làm được tất cả, vượt qua được tất cả mọikhó khăn”.
Con nghe mẹ nói mà xót xa vô hạn. Cả cuộc đời mẹ vì chồng vì con mà lao đao lận đận, mà tàn phai nhan sắc, cái nhan sắc đã một thời có nhiều chàng trai mê đắm, theo đuổi, mà không biết vì sao mẹ chọn ba con, một thanh niên nghèo nhưng cần mẫn, hiền lành. Từ lúc ba bị tai biến, nhà trở nên túng quẫn, mẹ phải một mình gánh vác mọi chuyện. Từ một phụ nữ yếu đuối, mẹ đã vượt qua tất cả để lo cho chồng con. Nguồn sống của cả gia đình bây giờ chỉ trông cậy vào chiếc xe bánh mì của mẹ.
Con muốn nói với mẹ rất nhiều, nhưng không hiểu sao cứ nghẹn ngào mỗi khi mở miệng. Con muốn nói “Mẹ là bóng mát che chở cho con những tháng ngày khó khăn buồn tủi nhất. Mẹ đỡ nâng con vượt lên chính mình”.
Theo Kim QuyênPNO
[Trẫm xem tiếp...]


Vợ chồng như y phục?



Người ta thường bảo rằng khi yêu và lấy chồng, nên chọn người con trai có hiếu với mẹ, thương yêu anh chị em. Thế nhưng bây giờ, chính điều đó đang phá hoại cuộc sống của gia đình tôi, khiến tôi chán nản cùng cực, chỉ còn nghĩ đến hai từ ly hôn.

Ra trường được hai năm, chúng tôi cưới nhau. Suốt năm năm đầu hôn nhân, vợ chồng tôi ăn uống tằn tiện, chi tiêu dè xẻn chỉ để xây nhà cho mẹ anh và hai cô em gái. Tôi có thai cũng chẳng được bồi dưỡng gì. Con tôi ra đời chỉ toàn uống sữa nội, chơi đồ chơi thải đi của các cháu tôi. Nhiều lúc nghĩ mà cay đắng, nhưng tôi cũng tự an ủi thôi thì anh là con trai duy nhất, xây cái nhà cũng để cho chúng tôi sống chung. Thế nhưng nhà xây xong, những phòng đẹp nhất, thoáng đãng nhất đều dành cho họ, vợ chồng tôi chỉ được một gian nhỏ xíu, thực chất là cái gác xây thêm. 

Vợ chồng như y phục?

Hai vợ chồng hai đứa con hết sức bức bối, chật chội nhưng anh lại vui vẻ, hạnh phúc vì những người thân của anh được rộng rãi, thoải mái. Thấy vậy, tôi cũng đành nén chịu, vì tôi nghĩ đã đến lúc được tự lo cho mình. Thế nhưng, tôi lại bật ngửa khi biết chồng tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện tích lũy để dựng vợ gả chồng cho hai cô em gái. Mà có phải ít đâu, anh muốn các em cũng phải có nhà cửa, có của hồi môn đàng hoàng để mẹ anh mở mày mở mặt. Thế là lại tiếp tục cảnh sống cũ: lương tôi chi tiêu cho gia đình, lương anh để dành chu cấp cho nhà anh. 

Tôi đi làm lương cũng khá cao nên thật ra cuộc sống cũng không gọi là thiếu thốn, nhưng quan trọng là tôi cảm thấy rất tủi thân. Các cô em gái anh biết tình cảm của anh nên chúng chẳng e dè gì với tôi. Những năm đầu, chúng còn kín đáo khi xin anh cái này cái kia, còn bây giờ, chúng coi như chuyện anh chi tiền mua sắm, ăn học, đổi xe cho chúng là chuyện đương nhiên. Nhiều lần thấy anh móc vài triệu đưa cho chúng mà không cần hỏi tôi lấy một câu, tôi thật sự không thể nào chịu đựng được. Có lần, tôi góp ý cho chúng về sự tiêu pha hoang phí, chúng còn hỗn xược trả lời tôi, đó là tiền của anh Hai chúng, có phải tiền tôi đâu mà tôi ý kiến. Câu đó chúng đã nói thẳng vào mặt tôi khi có lần nghe chồng tôi bảo: Vợ chồng như y phục, anh em mới là thủ túc. Y phục thì cũ thay, chứ tay chân làm sao thay được. 

Hiếu thảo với mẹ và thương yêu em út của mình, nhưng chồng tôi lại rất thờ ơ với gia đình tôi. Anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện biếu quà Tết cho cha mẹ tôi. Đến nhà tôi anh chỉ ngồi một đống ngoài phòng khách, tôi nhờ chuyện gì cho cha mẹ vợ, anh cũng miễn cưỡng và khó chịu. Anh thường nói ông bà bảo: “Dâu là con, rể là khách” nên anh đối đãi với gia đình bên tôi như người ngoài. Thời gian xây nhà của mẹ anh, tôi có ý muốn về ở nhờ ba mẹ tôi cho tiện, anh bảo con rể về nhà cha mẹ vợ ở là nhục, là “chó chui gầm chạn”, có chết anh cũng không nhờ vả đàng vợ.

Đã hơn mười năm chung sống, giờ trong đầu tôi luôn lởn vởn ý định ly dị. Cha mẹ tôi ngăn cản, cho rằng anh cũng chưa bao giờ có cư xử gì quá đáng, cũng không trăng hoa ngoại tình, không rượu chè bài bạc, được thế đã là may trong thời buổi hiện nay. Riêng tôi, chỉ nghĩ đến chuyện anh coi vợ con mình như y phục, muốn thay lúc nào thì thay là lòng đã cay đắng vô cùng.
[Trẫm xem tiếp...]


Điều ông xã muốn nói với bạn



 1. “Em phiền cái gì phải nói thẳng ra”: “Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì” - có câu nói vui của đàn ông như vậy, để các bà vợ hiểu rằng, khi trong lòng đang ấm ức chuyện gì, tốt nhất là hãy nói thẳng ra, đừng làm bộ “không có gì, em chẳng làm sao cả”.


Bởi vì, có thể bạn nghĩ bạn không thèm nói tức là không thèm giao tiếp, nhưng sự thật là bạn có giao tiếp, qua ánh mắt lườm nguýt, qua tiếng thở dài, anh ấy cảm nhận được điều đó. Cảm giác của bạn vẫn được truyền qua đối phương, theo một cách thật thiếu lành mạnh. Tốt nhất hãy thẳng thắn, rõ ràng: “Em bực vì anh về nhà và đi thẳng vào phòng ôm máy tính”. Như vậy hiệu quả hơn.

2. “Nếu em muốn nhờ
anh việc gì, hãy nói cả thời hạn hoàn thành”

2. “Nếu em muốn nhờ anh việc gì, hãy nói cả thời hạn hoàn thành”
Bạn nhờ chồng thay cái bóng đèn trong phòng tắm, nhưng nói đi nói lại đến 4-5 lần anh ấy vẫn chưa làm. Đừng vội kết tội chồng “lười”, hay “không có trách nhiệm gì với gia đình hết”.
Thực ra đàn ông cần được đưa ra chút thông tin cụ thể. Bạn nhờ, anh ấy chắc chắn sẽ làm, nhưng bạn quên đưa ra thời điểm cụ thể phải hoàn thành, thì anh ấy sẽ xếp nó xuống dưới những việc cần làm khác.
Cho nên lần tới, hãy cân nhắc lại lời yêu cầu của bạn: “Anh sửa cái vòi nước trong nhà tắm nhé, em sẽ rất vui nếu anh làm xong trước chủ nhật này, khi bố mẹ đến chơi”.
3. “Một lời cảm ơn nhỏ mang rất nhiều ý nghĩa”
Bạn có thể nghĩ: “Tôi làm mọi việc trong nhà, thế thì sao phải cảm ơn khi chồng mới nhún tay làm có tí việc?”. Ông xã bạn không đồng tình đâu: “Tôi sẽ vui vẻ nấu cơm, dọn nhà, rửa bát hơn nếu vợ nói cám ơn nhiều hơn”.
Giống như bạn thôi, đàn ông cũng cần được người khác ghi nhận, họ lại cần thêm chút ve vuốt lòng tự tôn nữa. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, những cặp đôi hạnh phúc dành tặng nhau nhiều lời khen hơn. Một lời cảm ơn đơn giản là cách dễ dàng để biểu lộ sự cảm kích của bạn, lại khiến ông xã phấn khởi, vui lòng vì mình hữu ích.
4. “Xin em, đừng hỏi anh trông em thế nào trong cái váy đó”
Trước hết vì, chẳng có câu trả lời nào thỏa đáng cho câu hỏi ấy. “Em mặc cái quần này có béo không?” - nhiều khi phụ nữ hỏi vậy trong khi đã biết rõ sự thật rồi. Cũng có khi họ hỏi như một cách khẳng định lựa chọn của mình: “Em có nên mua cái váy đó không?”.
Phần lớn đàn ông sẽ trả lời: “Anh rất thích!”, “Em mặc đẹp đấy!”, dù họ chưa chắc thực lòng nghĩ như vậy. Nếu hỏi chỉ để nhận được những câu trả lời giống nhau như “em lúc nào chẳng đẹp trong mắt anh” thì phụ nữ hỏi làm gì để đàn ông thêm tốn nơ ron thần kinh nghĩ cách khua môi múa mép.
5. “Ước gì em không nghĩ chúng ta luôn cần nói chuyện để gần gũi nhau hơn”
Cuối cùng hai người cũng tan sở về nhà, hay cuối cùng cũng tống được các con đi ngủ. Vợ chồng bạn ngồi tựa ghế xem phim, và gọi đó là “bên nhau”. Với đàn ông thì đúng là như vậy, cho dù theo bạn, “bên nhau” thực sự chỉ bắt đầu khi hai người trò chuyện.
Thực tế, sự im lặng trong căn phòng, sự hiện diện của bạn đã đủ để đàn ông cảm thấy gần gũi. Anh ấy không cần phải mở mồm nói chuyện mới cảm thấy kết nối với bạn đâu. Bởi thế, thi thoảng, hãy đưa tay ra siết nhẹ bàn tay anh ấy khi hai người im lặng ngồi bên nhau. Nếu bạn muốn trò chuyện, hãy bảo với anh ấy như vậy, song đừng cho rằng im lặng đồng nghĩa với cảm giác nhàm chán, thiếu hứng thú.
6. “Ước gì em muốn sex nhiều hơn”
Bạn có thể đang nghĩ chồng mình lúc nào cũng muốn “chuyện ấy”, nhưng bạn không hiểu rằng khi từ chối chồng, bạn đang khiến anh ấy tự hỏi rằng “tôi có làm gì sai?”. Nhiều đàn ông có thể vì chuyện này mà cho rằng “mình không giỏi khoản đó”.
Gần gũi vợ chồng không đơn giản chỉ vì ham muốn của anh ấy, mà còn vì sự thỏa mãn của bạn. Cả đàn ông và đàn bà đều mong được thấy gần người kia hơn. Khác biệt nằm ở chỗ, đàn ông thường đi từ sex để cảm nhận được sự gần gũi trong khi đàn bà cần cảm giác gần gũi mới làm được “chuyện ấy”. Bởi thế hãy nói với nhau về việc cả hai thực sự muốn gì, tìm ra thỏa thuận phù hợp cho cả đôi bên. Và nếu bạn đang có hứng? Hành động ngay đi. Anh ấy không chỉ thích thú khi bạn “bắt đầu trước” mà còn cảm kích vì bản thân được vợ khao khát đấy!
[Trẫm xem tiếp...]


Em hay chiếc ly bị vỡ?




Hôm sinh nhật bé Cún, em vô tình làm vỡ cái ly rượu mà anh sưu tầm được từ chuyến đi Ý. Mất một cái ly đẹp như thế, em buồn lắm chứ. Rượu ướt nhèm vạt áo trắng của anh. Em đáng bị ăn mắng lắm.

Em hay chiếc ly bị vỡ?

Anh quát tháo đến mức em không kịp vuốt mặt: “Cô đi lấy chổi hốt rác đi, còn đứng trân mắt ra đấy mà nhìn chồng à? Tôi có nói sai câu nào không?”. Anh không sai. Em vụng về nên mới ra nông nỗi này. Bỗng chốc em hóa thành tượng, bởi em quá bất ngờ. Anh ạ. Đời em làm rơi vỡ đồ cũng nhiều rồi nhưng chưa bao giờ em sợ như vậy. Em sợ từ cách anh xưng “cô, tôi” với em, đến cách anh đối diện với sự việc.
Ngày trước, mỗi lần em làm vỡ cốc chén, bố em đều ân cần hỏi tay em có bị làm sao không, có bỏng chỗ nào không, rồi dặn em đứng im một chỗ để bố quét sạch mảnh thủy tinh rồi mới được di chuyển. Với bố, tài sản dù quý đến mấy cũng không thể so sánh được với sức khỏe và sự an toàn của con gái. Sự bình tĩnh của bố khiến cho em vừa thấy có lỗi, vừa mong muốn được chuộc lỗi. Còn với anh, hôm đó, em có phần bị hoảng loạn và rối trí. Tự dưng em muốn kháng cự, tự dưng em cảm thấy anh hơi bất công đối với em. Em tủi thân vì nhận ra mình không giá trị bằng cái ly rượu ngoại.
Cả hai, em và ly rượu, đều là tự anh chọn mà. Có phải vì ly rượu vỡ rồi không lành lại được, anh không còn cơ hội sang Ý để sắm thêm một cái ly tương tự, nhưng em thì khác? Em là thứ dễ vỡ nhưng cũng dễ lành. Khóc rồi cười như sớm nắng chiều mưa. Chỉ cần anh ôm ấp một chút, dỗ dành một chút, ngon ngọt một chút, đổ hết sự nóng giận cho rượu là đâu lại vào đấy.
Cười thế thôi nhưng lòng tự trọng của em chẳng khác gì cái ly rượu bị vỡ cả. Giá mà anh mắng em vào thời điểm khác, trong một khung cảnh khác, có thể em sẽ không bị ức chế như hôm ấy. Anh có để ý là bao nhiêu khách mời đều trở thành tượng không? Đặc biệt là bé Cún. Nếu anh chịu khó nhìn ra phía sau thì sẽ thấy đôi mắt Cún hoảng hốt như thế nào. Cún ngồi rúm ró và run rẩy. Em nhìn con mà đau thắt ruột gan. Ừ thì lòng sĩ diện của em có thể không đáng kể gì đối với anh. Em cũng không quan trọng lắm cách mọi người sẽ thương hại em như thế nào. Nhưng em sợ Cún bị tổn thương. Em có cô bạn gái sợ lấy chồng, chỉ vì cô ấy luôn phải chứng kiến cảnh bố đối xử tệ với mẹ. Cô ấy nghĩ đàn ông ai cũng như bố cô ấy. Đấy là một thảm họa đối với những đứa con.
Em biết, rồi sẽ lại có lúc em làm sai một điều gì đó, hậu quả còn lớn hơn là việc vỡ một cái ly rượu ngoại. Chỉ mong anh bình tĩnh hơn hoặc ít ra là cố gắng bình tĩnh trước mặt Cún. Vợ chồng không đóng cửa bảo nhau thì con cái sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng tâm lý nhiều nhất. Em có thể không quý bằng ly rượu ngoại, vì em biết tự làm lành vết thương của mình. Nhưng Cún thì khác. Con bé mong manh, dễ vỡ và khó hàn gắn. Em hy vọng đấy là lần duy nhất Cún phải nhìn thấy bố mẹ bất hòa. Được không anh?

[Trẫm xem tiếp...]


Học cách làm một bà mẹ hạnh phúc




Nếu bạn hỏi một người phụ nữ rằng cô ấy có hạnh phúc hơn không kể từ khi làm mẹ, câu trả lời luôn là “có”. Bởi những khó khăn, vất vả chỉ là trước mắt thôi và luôn có cách thu xếp được ổn thỏa.


Thừa nhận khi bạn
stress

Thừa nhận khi bạn stress
Có một nghịch lý là, một khi bạn hết kỳ vọng rằng việc làm mẹ phải luôn mang đến cảm giác ấm áp, hạnh phúc thì đó chính là lúc cuộc sống của bạn trở nên dễ thở hơn.
Ý kiến chuyên gia cho rằng, sẽ có ích nếu bạn chịu thừa nhận làm mẹ là phải đôi lúc cảm thấy rã rời, mệt mỏi, thậm chí là tức giận. Những trạng thái đó không đồng nghĩa với “tôi là bà mẹ tồi”, nó chỉ cho thấy bạn đang cần nghỉ ngơi một chút mà thôi.
Ngủ đủ
Ai cũng biết tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng mấy ai biết rằng, giấc ngủ có thể mang lại cảm giác hạnh phúc. Đó chính là phát hiện quan trọng của nhóm nghiên cứu trường ĐH Michigan (Mỹ): Kiếm được thêm 60.000 đô mỗi năm không khiến dân Mỹ hạnh phúc bằng mỗi giấc đêm được ngủ thêm 1 tiếng.
Vậy làm cách nào để các bà mẹ có con nhỏ được hưởng 1-2 giờ ngủ thêm quý giá ấy? Các ông chồng có thể giúp vợ, hãy trông con cho cô ấy chợp mắt. Khi vợ bạn ngủ đủ, cô ấy sẽ vui vẻ và năng động, có thể đưa con đi dạo tận công viên thay vì chỉ quanh quẩn ngồi nhà rầu rĩ.
Cân nhắc lại những ưu tiên
Một trong những bí quyết để có được tâm trạng tốt là tự lên kế hoạch trong ngày để bạn có thể làm nhiều điều mình yêu thích hơn. Nói cách khác, đây là kế hoạch sử dụng thời gian của bạn. Nếu có điều kiện, có tiền để “mua” thêm thời gian cho gia đình, đừng tiếc. Ví dụ, bạn có cần thiết phải là người lau dọn nhà cửa không? Trả tiền cho ai đó khác làm việc này giúp bạn để bạn có thể ngồi tô tranh cùng con thì sao nào?
Và nếu bạn không thể ở nhà làm việc, hãy thử cân nhắc xem tình hình tài chính có đủ để bạn tạm thời làm bán thời gian hơn là làm việc cả ngày không.
Quý trọng từng khoảnh khắc
Có một cách nhằm nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, đó là hãy dành dù chỉ chút xíu thời gian để trân trọng khoảnh khắc riêng tư của mình. Bạn liệt kê những hoạt động chỉ mất có 2-3 phút mà mình thích làm để giảm áp lực trong ngày.
Buổi sáng, thay vì cố làm được 10 đầu việc, hãy gác lại ngồi nhâm nhi tách cà phê bên khung cửa sổ trong lúc bọn trẻ đang xem phim hoạt hình. Điều này chẳng làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của bạn mà lại giúp bạn tĩnh tâm hơn.
Một mẹo nhỏ khác từ chuyên gia giúp bạn giải tỏa tâm lý: Cứ 1 tiếng một lần, hãy dành ra 10 giây đứng từ trên cao ngắm nhìn công việc bạn đang làm”.
Mỗi khi buồn, hãy biết ơn vì đứa trẻ tuyệt vời mà bạn đang có - cái má phúng phính, những câu nói ngây ngô đầy yêu thương - hãy chia sẻ những điều đó với người thực sự thích chủ đề con cái của bạn. Đó cũng là một cách khác nhằm đưa hạnh phúc của bạn đến bất tận.
Nhìn xa
Luôn hướng tới tương lai sẽ cho bạn tinh thần sống lạc quan hơn, kiên nhẫn hơn và biết quý giá từng khoảnh khắc mình đang có, bởi bạn biết rằng nó sẽ trôi đi. Nếu con gái muốn được ngồi vào lòng bạn để xem phim hoạt hình, dù bạn đang còn việc khác phải làm, đừng từ chối. Hãy nghĩ rằng “chuyện này mất mấy thời gian đâu!”. Dành thời gian cho con khi chúng cần mới là điều quan trọng. Sau này chắc gì bạn còn có được những giây phút đó.
Nếu có lúc nào trong cuộc sống bạn cảm giác bận rộn, quá tải, thử nghĩ xem cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu không có con. Bạn vừa bước chân vào thứ công việc vất vả và chẳng phải lúc nào cũng thú vị, cũng vui, nhưng ngẫm lại xem, thật trống rỗng biết bao nếu trong cuộc sống của bạn không có những gương mặt trẻ thơ ấy, gia đình nhỏ bận rộn nhưng đầm ấm ấy.
Kết nối lại với chồng
3 năm đầu kể từ khi em bé chào đời được xem là 3 năm “xì-trét” nhất của bố mẹ, của cuộc hôn nhân. Cũng chính giai đoạn này, vợ chồng cần phải duy trì giao tiếp với nhau nhiều nhất.
Bạn không thể nói “cứ tập trung cho con đã, mình sẽ giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ vợ chồng sau”. Mục tiêu thực tế và lành mạnh của bạn phải là: “Những điều nhỏ nhặt nào vợ chồng mình có thể thu xếp làm để thắt chặt tình cảm đôi bên trong giai đoạn khó khăn này?”.
Hãy cố gắng ngồi bên nhau nhấm nháp li rượu trong một buổi tối muộn mỗi tuần, sau khi các con đã ngủ. Chỉ 15 phút thôi, ngồi bên nhau mà không còn việc gì phải cáng đáng. Đôi khi 15 phút ngắn ngủi này còn là cơ hội để hai vợ chồng cùng mơ một giấc mơ tương lai.
Huyền Anh
Theo MSN
[Trẫm xem tiếp...]


Đàn ông cũng phải ăn, phải nói, phải làm




“Thế thì có lý gì lại phân biệt đàn ông - đàn bà trong cáng đáng việc nhà, cùng nhau chia sẻ gánh nặng để mỗi người được sống vui hơn!”

Đó là ý kiến của bạn đọc Phan Thị Huyền Trang trong chia sẻ về vấn đề nhìn nhận chuyện đàn ông giúp vợ việc nhà: 

“Tôi rất hoan nghênh những ông chồng biết lo cho gia đình, biết giúp đỡ vợ, ngày xưa đàn ông đi làm còn đàn bà ở nhà lo cơm nước, con cái, thế nhưng bây giờ đàn bà cũng phải đi làm từ sáng tới chiều, vậy mà về thì các ông được đọc sách, xem tivi trong khi đó đàn bà chúng tôi phải chợ búa, cơm nước, con cái, chẳng may không chu toàn thì các ông chê bôi bảo đoảng, bảo chậm. Các ông cứ thử làm xem có mệt không. Những khi con ốm đau mà đàn ông không quan tâm đỡ đần vợ là góp phần tạo ra một xã hội bất công, cổ hủ lạc hậu. Chỉ khổ người phụ nữ, thiệt mọi đường, cứ hi sinh bản thân cho chồng con nhưng chồng chẳng hiểu những hi sinh ấy. Nếu sau này tôi có con trai, tôi sẽ dạy nó cách lao động, giúp đỡ chia sẻ với người khác, và mong là xã hội bình đẳng, đàn ông cũng phải biết chia sẻ việc nhà với phụ nữ”.

Bạn


Bạn Nguyễn Tân, một độc giả nam cũng bày tỏ, đàn ông cho rằng công việc nội chợ như nấu cơm, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo... là của vợ, còn mình chỉ đi kiếm tiền rồi ăn uống chè chén, xem ti vi là đàn ông sĩ diện hão. Ngôi nhà là của chung, mọi người đều phải có trách nhiệm chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau: “Tôi kết hôn 19 năm rồi, công việc của tôi rất bận. Ngoài làm công tác quản lý tôi còn kiêm luôn cả công việc chống buôn lậu và hàng giả. Mặc dù tôi làm việc cách nhà 10 km nhưng có khi cả tuần mới về nhà. Đợt nào được về nhà thường xuyên, tôi giúp vợ nấu cơm rửa bát và dọn nhà là chuyện thường. Chia sẻ công việc nhà với vợ con là trách nhiệm, có gì mà xấu hổ. Người sống gia trưởng, bê tha lười nhác mới đáng chê cười chứ siêng năng biết thông cảm và chia sẻ mọi công việc với vợ thì quá lý tưởng...”.

Cũng đồng tình với đàn ông giúp đỡ vợ việc nhà, bạn đọc Nguyễn Thị Hương Giang ví von: “Nếu người phụ nữ mà lấy phải chồng vũ phu, độc đoán thì thiên hạ bàn tán, thương hại cô ấy kiểu: “ngày xưa nó lấy thằng X hiền lành có phải đỡ khổ không?”, “khổ thân vợ thằng Y suốt ngày đầu tắt mặt tối...”, nhưng cô ấy mà lấy được chồng thương vợ, biết quan tâm chia sẻ thì cũng lại bị không ít kẻ soi mói, gièm pha. Có lẽ đây là thói đời rỗi việc. Mình không hiểu là những người xung quanh có đặt mình vào vị trí của người chồng, người vợ kia mà suy nghĩ không?

Người phụ nữ chỉ cần gặp được chồng tử tế, biết chia sẻ, quan tâm tới vợ dù chỉ là những hành động đơn giản như giúp vợ trông con để họ đi nấu ăn, nhặt rau giúp vợ, nấu cho vợ bát cháo khi vợ ốm thì đó đã là một niềm hạnh phúc lớn lao rồi. Còn đối với người chồng, khi được cùng vợ chăm sóc gia đình bé nhỏ của mình thì người ta sẽ có cảm giác mình là một phần quan trọng trong gia đình đó.

Đôi khi, những suy nghĩ, những sự quan tâm đơn giản đó lại là ngọn lửa sưởi ấm hạnh phúc gia đình. Tôi mong những người hàng xóm kia thay vì đi “quan tâm” thái quá tới gia đình hàng xóm, hãy thử một lần thôi nghĩ xem mình đã giúp gì cho vợ; đối với vợ con, mình được họ tôn trọng vì sợ hay tôn trọng vì tình yêu thương thật sự?

Còn anh chồng tuyệt vời ơi hãy cứ tuyệt vời như thế nhé. Đừng để ý tới những lời nói xung quanh mà làm vỡ không khí đầm ấm của gia đình. Bạn là người đàn ông lý tưởng mà bà vợ nào cũng muốn có”.

Các ý kiến quanh chủ đề bàn tròn “Đàn ông giúp vợ việc nhà” vẫn đang còn rất nóng. Đa phần phản hồi bạn đọc đều cho rằng chồng giúp đỡ vợ những công việc xưa nay vốn được coi như “việc đàn bà” là một cách sống văn minh.

Những ý kiến ủng hộ “người đàn ông lý tưởng” xắn tay áo giúp vợ việc vặt vẫn đang lấn lướt quan điểm cho rằng đàn ông rửa rau vo gạo cứ “yếu yếu, hèn hèn”. Nếu bạn có ý kiến trái ngược với những quan điểm đã nêu trên, nếu bạn cho rằng “nam nhi đại trượng phu không thể vào bếp”, hãy cùng tranh luận nhé! 
[Trẫm xem tiếp...]


Khổ tứ bề




Vợ chồng tôi ở chung với mẹ và em gái.

Nhà tôi có đám, mẹ vợ lên dự. Khi vợ tôi đón mẹ về đến trước cửa nhà, mấy người ngồi quanh nhắc mẹ tôi ra đón sui gia. Bà lầm bầm bảo: đến thì tự biết đi vào, việc gì phải đón. Trước sự hối thúc của mọi người, cuối cùng mẹ tôi cũng miễn cưỡng tiến ra mời khách vô nhà…
Tôi đoán chừng rằng, mẹ tôi rất muốn nói thêm, quý báu gì mà phải đón rước, theo đúng như tính khí của mẹ nào giờ. Nhưng mẹ tôi đã kiềm chế, vì “không muốn ồn ào trong nhà”. Nhưng bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ để lòng tôi trĩu nặng ưu phiền, nếu không muốn nói là mệt mỏi, thất vọng trước cách những người phụ nữ thân thương quanh mình đối xửvới nhau…
Chuyện chẳng có gì, nếu như trong ngày cưới, một vị khách nào đó đã không vô tư nhận xét rằng, mẹ cô dâu trông trẻ trung, hiện đại hơn mẹ chú rể. Thế là mẹ tôi ngấm ngầm hờn giận, tất nhiên không phải có ác cảm với vị khách thật thà kia, mà là với… bà sui gia. Chắc mẹ tôi chưa bao giờ hiểu rằng, chính sự khó chịu tưởng nhỏ bé đó đã làm mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trở nên ngột ngạt bởi những nguyên nhân chẳng đáng gì.
Em gái tôi hiện đại, sành điệu, nhưng mỗi sáng đi làm lại làm như “tình cờ” nói lớn với cả nhà rằng: “Mẹ ở nhà nhớ giữ sức khỏe, đừng có loay hoay với mấy cái việc không tên suốt ngày, rồi người ta lại cười cho…”. Vợ tôi, vì không thể tảng lờ với việc nhà được em chồng vô tư chừa lại, đành xắn tay vô làm trong nỗi hậm hực. Tôi trở thành nơi “trút bầu tâm sự” của vợ. Chia sẻ riêng với em gái, thì nhận được phản hồi rằng, “dâu thì phải vậy, chứ theo anh, ai làm việc nhà bây giờ? Không lẽ là mẹ hay em?”.
Khổ tứ bề

Tôi đành im lặng, bởi nỡ nào lại thẳng thừng với đứa em ruột rà của mình rằng, một ngày nào đó, em cũng có chồng, muốn hay không cũng sẽ thành dâu nhà người. Vậy thì tại sao bây giờ em không thể mở lòng, không thể cư xử khác hơn một chút?
Vợ tôi, người phụ nữ đồng hành cùng tôi suốt cả cuộc đời. Em hay có một thắc mắc bất tận về một vấn đề quen thuộc rằng, giữa mẹ và vợ, nếu phải lựa chọn, anh sẽ chọn ai?
Chọn ai bây giờ hả em? Có cần thiết phải đặt ra câu hỏi khó đó không, và quan trọng là, tôi có nhất thiết phải chọn? Nếu tôi chọn vợ, liệu em có mãn nguyện, hài lòng, vui sướng khi người đàn ông em yêu thương dằn vặt, khổ sở, khó xử hay không? Em có biết rằng, người ta bảo, một người đàn ông bất hiếu với mẹ, tàn tệ với chị em trong nhà, dù có nâng niu vợ mình bao nhiêu đi nữa, thì hạnh phúc đó, người vợ cũng chẳng hưởng thụ được bao lâu đâu. Bởi họ đã bạc với người khác được, thì sớm muộn gì cũng sẽ đến lượt mình.
Theo Việt KhangPNO
[Trẫm xem tiếp...]


Cười người, người cười




Mỗi lúc có chén rượu vào là gã lảm nhảm suốt, rồi khoe vợ mình, dài giọng, lắc đầu chê vợ bạn.

Gã may mắn lấy được vợ đẹp, lại có khiếu ăn nói, gã tự hào với cái trời phú cho vợ gã lắm. Từ ngày vợ sang Đài Loan làm giúp việc, có lẽ âm dương bất cân đối nên gã trở nên nát quá, cứ lất ngất suốt, công việc phu xây dựng hôm được hôm không cũng do cái tính kể cả bất cần, cậy có tiền vợ gửi về. Lại còn những lúc gã khoác cái chai đựng rượu vào cổ thi thoảng tu, nhìn mà ngán.
Mỗi lúc có chén rượu vào là gã lảm nhảm suốt, rồi khoe vợ mình, dài giọng, lắc đầu chê vợ bọn bạn: “Hôm vừa rồi tao sang thăm thằng bạn hồi còn trong quân đội, nhà cửa chẳng đến nỗi nào mà có con vợ xấu, xấu ma chê quỷ hơn, mới ngoài bốn mươi mà nom nhàu nhĩ, nát bấy như tương đâm. Thật, cái thứ ấy cho tao cũng chả thèm”, mấy tay làm cùng nhao nhao đả kích: “Yên tâm, nhà nó có mọc thừa cũng không cho ông đâu mà lo”.
Gã vẫn cao giọng: “Tao mà là thằng ấy thì bỏ ngay lấy con khác, chứ nhìn đã thấy tởm rồi”, “Tởm bằng nào mà ông nói nghe khiếp quá, lại cứ ham lấy vợ đẹp về, rồi nó mài cái đẹp ra cho mà ăn rồi khắc biết. Cả tuổi xuân người ta theo chồng rồi, mấy chục tuổi đầu còn mong mỡ màng nữa chắc”.
Trong hơi rượu, gã quả quyết: “Thế thì phải thay mái thôi, riêng tao nhé, lấy vợ là phải xinh, phải khéo, còn không thì thôi”, “Xin ông, nói phét gặp thời”, mọi người phủi quần đứng dậy tản đi rồi gã vẫn gục gặc đầu lải nhải: “Sao thằng ấy nhục quá thế nhỉ, lấy phải con vợ xấu băm xấu bổ...”. Đi đâu gã cũng mạnh dạn tuyên bố: “Phụ nữ khéo bằng mấy, giàu bằng mấy mà xấu thì cũng đáng vứt đi hết”.
Gần đây mọi người không còn thấy gã to còi nữa, nghe đâu vợ gã hết hợp đồng rồi nhưng vẫn muốn ở lại Đài Loan, đi làm bên ngoài cho được lắm tiền, song chẳng hiểu thế nào lại bị trục xuất. Nghe người bên đó kể thế gã đã muối mặt rồi.
Hôm vừa rồi có người đến tận nhà chửi bới rủa xả, kể lể rồi đưa ra bằng chứng là những bức ảnh vợ gã và chồng chị ta chụp chung trong các chuyến đi chơi bên Đài Loan. Ra là hai người đó khi ra ngoài làm, đã góp gạo thuê chung nhà để giảm chi phí, đến ngày vợ gã bị bắt về nước cho đến giờ họ vẫn thậm thụt…
Kẻ gây rối còn tung thêm thông tin, khi còn làm giúp việc vợ gã đã không phục vụ mẹ ông chủ nữa mà quay ra phục dịch ông chủ, bị bà chủ phát hiện đuổi đánh cho tới số, thế nên mới phải bỏ ra ngoài làm.
Tiếng dữ đồn xa, lâu rồi không ai nghe gã khen vợ mình và chê bà vợ già xấu của mấy thằng bạn nữa.
TSL
[Trẫm xem tiếp...]


Thư gửi mẹ chồng




Mẹ kính mến! Con biết khi con nói những điều này có thể mẹ không vui vì phận dâu con tốt nhất là chỉ nên nghe theo lời mẹ. Thế nhưng, con vẫn muốn nói để mẹ con mình hiểu nhau hơn.


Thư gửi mẹ chồng

Có thể con không phải là người phụ nữ đảm đang nhưng khi tính toán thiệt hơn, con thấy việc bếp núc tốn nhiều thời gian, sức lực nhưng hiệu quả thì chẳng đáng kể, nên con đã giao khoán cho chị giúp việc. Mẹ thấy đấy, chồng con có thiếu cơm nhà bữa nào đâu? Lại toàn món bổ dưỡng, nóng sốt. Vợ chồng con vẫn có những bữa cơm gia đình đông đủ, ấm cúng đó thôi, có quan trọng gì chuyện ai là người nấu, mẹ nhỉ? 

Càng hay khi con được ngồi ăn bên chồng con mình với sự vui vẻ, tươi tắn thay vì nét mặt cáu kỉnh, đầu bù tóc rối, thậm chí không nuốt nổi cơm vì quá mệt mỏi chuyện cơ quan lại còn phải quần quật trong bếp sau giờ làm việc! Thời gian dành cho chợ búa, bếp núc được con dùng để nhận việc về làm thêm. Lợi ích đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình là có thể thấy rõ ràng. Công dung ngôn hạnh con không thể bì được với mẹ, nhưng theo lời chồng con kể, thì mấy chị em anh đâu có được cuộc sống sung túc như các cháu của mẹ bây giờ.
Có thể mẹ không vui khi thấy con trai mình phụ vợ những việc “của đàn bà” những khi chị giúp việc nghỉ phép. Những lúc anh rửa chén hay lau nhà thì con cũng tất bật chuyện tắm rửa, ăn uống của bọn trẻ đó chứ? Mẹ cũng hiểu việc chăm sóc con cái, việc nhà tuy không tên nhưng lại không hề ít. Trước kia, mẹ chỉ ở nhà lo nội trợ và chăm con, nay con còn phải chia sẻ gánh nặng tài chính gia đình với chồng bằng mười tiếng làm việc cật lực ở công ty, thì làm sao kham nổi việc nhà, nếu không có sự hỗ trợ của chồng. Bây giờ đâu ai phân biệt việc đàn ông hay đàn bà, việc gì cả hai làm được thì cùng chia sẻ để gánh nặng trên vai mỗi người bớt đi thôi. Tất cả đều vì hạnh phúc của cả hai, phải không mẹ?

Có thể con tham công tiếc việc ở ngoài nhưng mẹ đừng cho là con ỷ lại vào người giúp việc. Mẹ hay đọc báo, xem ti vi, nghe đài... nên cũng biết tình hình việc làm, lương bổng hiện nay đang rất khó khăn, nếu không cố gắng cày cục thì làm sao sống được? Con phải nỗ lực thật nhiều nếu muốn giữ vững và phát triển công việc của mình, mẹ ạ. Chồng con vẫn đủ sức nuôi vợ nếu chẳng may con thất nghiệp, nhưng mẹ biết đấy, đàn ông bây giờ mấy ai thích vợ ở nhà? Con không muốn thành gánh nặng hay lệ thuộc kinh tế vào anh ấy. Chưa biết chừng anh ấy còn chán con vì việc ở nhà sẽ khiến con lạc hậu, mai một kiến thức và vô dụng trong khi anh ấy tiếp xúc với bao nhiêu cô gái năng động, giỏi giang mỗi ngày! Thế nên mẹ đừng khó chịu khi con không chịu nghỉ ở nhà để chăm sóc chồng con như ý mẹ muốn!
Có thể con quá chú trọng đến hình thức nhưng mẹ thấy đấy, phụ nữ bây giờ ở nhà hay ra ngoài đều phải chỉn chu, dễ nhìn, trước là để không xấu đi trong mắt chồng, sau mới đến dễ nhìn trong mắt người khác. Bây giờ người ta trọng hình thức, xuề xòa quá dễ bị coi thường, giá trị bản thân cũng theo đó cũng giảm sút. Nếu không biết làm đẹp cho mình, biết đâu chẳng có ngày chồng lại "chán cơm thèm phở" thì sao? Anh ấy làm việc trong môi trường nhiều nữ, việc bị cám dỗ bởi những cô gái trẻ đẹp, giỏi giang, bạo dạn cũng không phải là điều chưa từng xảy ra. Vậy thì mẹ đừng dị ứng với trang phục của con hay việc con trang điểm khi đi làm mà hãy vui vì con dâu của mẹ chưa làm gì sai.
Có thể mẹ không thích con dâu sắc sảo và cá tính, nhưng mẹ thấy không, nếu không mạnh mẽ thì con đã gục ngã sau lần chồng “ăn vụng”, làm sao con giữ được cuộc sống cho các con con bình yên đến nay? Con không tự huyễn hoặc mình bằng những mỹ từ “hy sinh, độ lượng” và “vị tha” để quên ăn, mất ngủ mà suy kiệt cả thể xác lẫn tinh thần, đêm đêm ôm gối “khóc hận” một mình, hy vọng chồng mình “hồi tâm”, đổi tính. Có thể con không dịu dàng và có khả năng chịu đựng phi thường như mẹ nhưng những đức tính mà thơ văn vẫn ca ngợi ở người phụ nữ Việt Nam truyền thống ấy có giúp được gì hay vẫn cướp đi của mẹ người chồng, cướp đi của chồng con người cha, để lại trong mẹ nỗi oán hận đàn ông đến khôn cùng?

Con muốn xích lại gần mẹ hơn, để cái hố ngăn cách không đáng có giữa con và mẹ không còn tồn tại. Con nghĩ, mẹ con mình đều không có lỗi khi khoảng cách giữa hai thế hệ được tạo ra từ những gì mà cả hai cùng cho là đúng. Con sẽ cố gắng làm theo ý mẹ mà không phải sống khác đi với tính cách của mình. Chỉ mong mẹ có thể hiểu con – một nàng dâu hiện đại (như cách mọi người vẫn gọi chúng con một cách mỉa mai) bởi “hiện đại” không có nghĩa là xấu, khi cách sống của con không nhằm mục đích nào khác ngoài việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. 

Con vẫn luôn yêu quý và kính trọng mẹ.
Con dâu của mẹ.

[Trẫm xem tiếp...]


Trả thù




Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ gia đình anh hạnh phúc: hai con đủ nếp đủ tẻ, vợ chồng đều giữ chức vụ cao ở cơ quan nhà nước, ngôi nhà hai tầng khang trang bậc nhất thị xã... Nhưng, bên trong vỏ bọc hào nhoáng ấy là một tấn bi kịch.


Trả thù

Vợ anh là người không thủy chung, ngoại tình hết lần này đến lần khác. Anh biết hết nhưng vẫn cam chịu vì thương con. Lần gần đây, anh bắt gặp vợ và nhân tình ngay trong phòng ngủ khi đi công tác về sớm hơn dự định. Anh đã muốn ly hôn nhưng lại nghĩ đến đứa con trai mới tám tuổi. Ba mẹ anh chia tay lúc anh còn nhỏ nên anh thấm thía cảnh gia đình tan nát, con cái sẽ thiệt thòi. Anh độ lượng tha thứ cho vợ để giữ mái ấm, mong con sẽ có tuổi thơ yên bình.
Đến một hôm, anh mở hộp thư trước nhà để lấy báo, vô tình nhìn thấy một lá thư gửi cho vợ anh. Bình thường anh đã đưa cho vợ nhưng bên ngoài phong bì lại ghi những lời mạt sát nặng nề nên anh mở ra đọc. Bên trong là một lá thư bị xé thành nhiều mảnh do vợ anh viết, kèm theo một lá thư có nét chữ khác. Thì ra, đây là lá thư vợ anh gửi cho nhân tình tận trong miền Nam, chẳng may bị rơi vào tay vợ anh ta, nên bị xé nát gửi trả lại cùng những lời dằn mặt. Tò mò, anh tỉ mỉ ngồi ghép các mảnh giấy lại để xem vợ mình đã viết gì. Trong thư, vợ anh gọi nhân tình là ba của con trai cùng những lời yêu đương mặn nồng, một số đoạn còn kể chuyện cu Bi – con út của anh. 

Lá thư khiến anh choáng váng nhưng nén lòng không phản ứng ngay. Sau nhiều ngày đắn đo, anh âm thầm đi xét nghiệm ADN cả hai con. Sự thật phơi bày: cu Bi không phải là máu mủ của anh. Ngày anh đưa kết quả ADN cho vợ, chị lặng lẽ bồng con về nhà ngoại và đề nghị ly hôn. Bao năm anh vì đứa bé mà chịu tủi nhục nhưng giờ đây, chuyện thật phũ phàng. Anh căm hận người đàn bà ấy vô cùng. Anh quyết định trả thù, triệt mọi đường sống của vợ để cô ta phải trả giá cho những gì mình đã gây ra.
Anh họp cả họ hàng nội ngoại để thông báo tội lỗi của vợ nhưng nhất định không chịu ly hôn. Anh còn đưa hình ảnh, chuyện ngoại tình, tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ của vợ lên internet như một sự sỉ nhục. Anh gửi đơn thư tố cáo đến cơ quan làm việc của vợ, các đối tác làm ăn... Với tốc độ lan truyền nhanh chóng, chỉ một thời gian ngắn, cả cái thị xã nhỏ đã biết tường tận chuyện nhà anh. Ngay cả đứa con gái đang học đại học ở xa cũng hoảng hồn khi biết chuyện qua mạng xã hội. Cuộc sống của vợ anh trở thành địa ngục vì búa rìu dư luận. Chị xuất hiện ở đâu thì ở đó xôn xao với đủ lời xầm xì…

Không chịu nỗi áp lực, chị định tự tử mấy lần nhưng không thành. Chính anh cũng không thấy thoải mái sau những đòn trả thù, mà vết thương lòng như càng bị khoét sâu hơn. Anh nhận ra, trong chuyện này, nạn nhân chính không phải là vợ anh mà là đứa bé trai vô tội, phải gánh chịu nhiều tổn thương suốt cả cuộc đời…

Hình như, tình cha con giữa anh và đứa bé vẫn chưa dứt, dù nó không phải là núm ruột của anh.
Theo Hải Lâm
[Trẫm xem tiếp...]


Thân cò




Bác đẻ được hai con trai, đứa nào cũng đẹp y như bố. Năm chúng chừng trên dưới mười tuổi, bác theo tiêu chuẩn cơ quan đi lao động nước ngoài. Thằng lớn ở nhà cùng đám bạn ra hồ bơi chết đuối. Thế là hai bác còn mỗi một người con.

Thân cò

Nhắc đến chuyện này lòng bác vẫn đau đớn. Chỉ thoáng nghĩ thôi nước mắt đã nghẹn ngào. Bác tự trách mình dứt áo đi khi các con còn nhỏ quá, để chúng thiếu bàn tay chăm sóc, bảo bọc của mẹ. Thế là bao nhiêu tình yêu thương, bao nhiêu mặc cảm tội lỗi, mong muốn được bù đắp, bác dồn hết cho đứa con còn lại.
Ai từng làm mẹ cũng đều hiểu để sinh ra được một đứa con phải qua biết bao hiểm nguy, khốn khó, thế nhưng nuôi được cho nó khôn lớn thành người còn khó đến vô cùng. Thằng nhỏ nhà bác càng lớn càng trở nên ngang tàng, chẳng ai bảo được. Nó không sợ bố. Mà nó ghét nhất là người ta mang bố ra so sánh với nó. Nó chẳng thừa hưởng được của bố chút thông minh nào. Ở lớp lúc nào nó cũng là đứa đội sổ, rồi đúp 2 năm liền. Nó lớn nhất lớp, đi học lúc nào cũng có “đàn em” xách cặp lẽo đẽo theo sau. Thầy cô mắng phạt hay có nói điều gì đó không vừa lòng, nó sừng sộ, chưa đợi để được “mời” cũng phi luôn ra khỏi lớp không quên đạp rầm rầm lên cánh cửa.
Bao nhiêu năm nó đèn sách là bấy nhiêu năm bố mẹ vất vả, lận đận đến nhà thầy cô. Xin xỏ cũng có, tâm sự rớt nước mắt cũng có. Vì bác cứ nhắc đến thằng anh chỉn chu giống bố lại khóc, nên thầy cô cũng chẳng đành lòng, lại bỏ qua lỗi cho thằng con vì thương hai bố mẹ. Cấp hai nó không tốt nghiệp nổi, bác lại chạy vạy lo cho nó cái bằng rồi tống nó vào một trường bổ túc văn hóa. Tội nợ cứ lớn dần theo tuổi đời của nó. Ngày con nhà người ta cùng trang lứa với con mình vào đại học, bác ngậm ngùi xin cho con vào trường dạy nghề. Nhưng nó không học. Nó ỷ bố mẹ có tiền, ỷ người mẹ khốn khổ lúc nào cũng thương khóc và muốn nâng đỡ cho con nên nó không phấn đấu.
Thoắt cái hai bác đã về già. Thằng con 30 tuổi nhưng không công việc, nghề ngỗng, chẳng gia đình, vợ con. Buồn tình nó quay ra “ôm bóng”, ngày ngủ đêm cày cá độ. Lời lãi chẳng thấy đâu, chỉ thấy cứ cuối năm là có người đến nhà đòi nợ, hai cái thân già nai lưng đền cho thằng con đến cả trăm triệu. Không đền ai người ta để cho nó yên, có mà đánh cho róc xương, hoặc giả cũng lằng nhằng pháp luật.
Mới rồi trong người không được khỏe, bác trai đi khám mới biết có bệnh tim mạch, mỡ máu, cơn tai biến có thể đến bất cứ lúc nào. Bác gái lo lắng làm cuộc kiểm tra sức khỏe tổng thể lại tìm thêm được bệnh tiểu đường, thảo nào gần đây bác hay mệt mỏi, suy kiệt, có lúc thấy nôn nao, mắt quầng trũng sâu, đêm thì không yên giấc vì cứ hay phải đi tiểu.
Nghĩ đến thằng con hai bác không thể yên lòng. Bố mẹ đã qua dốc bên kia của cuộc đời rồi mà nó chưa thành nhân. Không thể kiếm cho nó một người vợ tử tế vì nó ăn ở với ca ve còn làm cô ả ễnh bụng ra. Cưới hay không cưới? Rồi cũng vẫn là hai bác phải đi lo cho nó thôi, nhưng có lo được đến hết cuộc đời?

[Trẫm xem tiếp...]


Năm lần bảy lượt bị vợ cắm sừng




Tôi sinh ra tại một huyện thuộc thành phố Hà Nội, năm 25 tuổi tôi lấy vợ là người cùng quê. Vợ tôi cũng có tý chút nhan sắc, nhìn chung về hình thức cô ấy hơn tôi.

Cưới xong, 2 vợ chồng tôi lần lượt sinh 2 đứa con trai, vợ chồng tôi quyết định chỉ dừng lại ở hai đứa con để làm ăn, xây dựng kinh tế gia đình. Tôi đi làm xa, vợ ở nhà chăm sóc con cái, mỗi lần tôi trở về nhà đều nghe được tiếng xì xèo của hàng xóm rằng vợ tôi có quan hệ với một người đàn ông khác.

Nghi ngờ, nhưng chưa bắt được quả tang nên tôi cũng không dám trách móc gì vợ, đến một ngày đi làm trở về nhà không báo trước tôi đã bắt gặp vợ đang ôm ấp một người đàn ông khác trong nhà mình.
 
Năm lần bảy lượt bị vợ cắm sừng

Đau đớn, uất hận, tôi xông vào bắt quả tang, vợ tôi ân hận, khóc lóc xin được tha thứ và hứa sẽ không tái phạm. Người đàn ông kia cũng xin tôi tha thứ và hứa sẽ không tiếp diễn nữa.

Nghĩ cũng chẳng hay ho gì mà làm ầm ĩ lên, tội thiên hạ coi thường, tôi chấp nhận tha thứ cho vợ và bắt cô ấy phải hứa rằng sẽ không tái phạm. Tôi làm vậy cũng vì nghĩ rằng có thể thời gian tôi đi làm xa, vợ tôi thiếu “hơi” đàn ông nên sinh ra như vậy, hơn nữa nếu chia tay thì hai đứa con của tôi sẽ thiệt thòi. Để giữ hạnh phúc gia đình tôi cũng không đi làm xa, mà chỉ làm gần nhà để phụ giúp, đỡ đần cho vợ.

Cứ tưởng với tình yêu, sự bao dung, độ lượng của tôi vợ sẽ biết sợ và sống tốt hơn, nhưng không ngờ cô ấy không hề biết sợ. Rất nhiều lần cô ấy nói dối tôi là đi làm việc nọ việc kia nhưng thực chất là đi hẹn hò với người đàn ông khác trong nhà nghỉ.

Người đàn ông này không phải người đàn ông trước đây cô ấy ngủ cùng, còn vì sao cô ấy quen thì tôi cũng chẳng biết.

Đau lắm, buồn lắm, nhưng tôi cứ định làm căng thì vợ tôi lại khóc, xin tha thứ, lại hứa không ái phạm, tôi lại cũng chẳng còn trẻ nữa, rất ngại để bắt đầu một mối quan hệ mới, lại nghĩ cho con nên tôi chỉ biết khuyên vợ đừng tiếp tục cuộc sống như vậy nữa, hãy nghĩ cho tôi, bố mẹ tôi và các con.

Nhưng cô ấy chẳng biết nghĩ cho ai ngoài bản thân mình, đứa con trai lớn của tôi đang học lớp 10, biết chuyện của mẹ nó nên học hành xa sút, về nhà thì không nói chuyện với ai, nó còn chửi mẹ nó là “con đĩ” và xưng là tôi, nó bảo không muốn có người mẹ như thế và mong tôi bỏ vợ. Nếu tôi không bỏ vợ thì nó sẽ bỏ đi, và nó bỏ vào miền Nam theo bạn bè.

Bây giờ thì tôi hiểu rằng, đàn bà có tính lẳng lơ thì không bao giờ có thể từ bỏ được, tôi cứ tưởng cố gắng nhịn nhục để giữ mẹ cho các con, nhưng đến chính các con mình lại không muốn có một người mẹ như thế, vậy thì giữ để làm gì? Tôi bỏ vợ và một mình nuôi con.
[Trẫm xem tiếp...]


Bạn mới lớp mình




 Bố hay véo von, dù ra ngoài bố đã là trưởng phòng đĩnh đạc nhưng về nhà thì vẫn chỉ như đang đi học mà thôi. Trong lớp học ấy, mẹ là lớp trưởng, bố là lớp phó kiêm luôn cả... tổ viên.

Bạn mới lớp mình

Thế rồi có bạn. Từ ngày bạn “nhập học”, lớp mình vui hẳn lên. Bố có phần phấn khởi hơn cả vì được lên chức, đã có đứa lĩnh hộ chân tổ viên quèn. Bạn mang một luồng không khí mới lạ đến cho môi trường vốn đã quá thân thuộc của bố mẹ, cũng có lúc căng thẳng nhưng đầm ấm, hạnh phúc hơn.
Các gia đình khác cứ tấm tắc: “Sao lâu lâu chả thấy bên này to tiếng?”, “lớp phó” bố thở dài thườn thượt: “Đến thở còn phải tranh thủ nữa là, thời gian đâu...”. Cũng vì giờ sự cạnh tranh diễn ra “khốc liệt” quá, do bạn mới nên tất cả phải cùng xúm vào giúp đỡ và chăm sóc bạn từ bữa ăn giấc ngủ, chỉ cần nụ cười nhoẻn của bạn là tất cả cùng thấy vui sướng, và cũng vì chuyện về bạn thì nhiều vô kể, mỗi ngày một chuyện mới.
Mỗi khi “lớp trưởng mẹ” và “lớp phó bố” ngồi đánh cờ, bạn lại đứng loanh quanh xem chừng sốt ruột, sau đó thì vui vẻ cầm những quân cờ bị ăn ra để chơi, rồi lại nhiệt tình cầm cờ đòi xếp lại vào bàn cho “cán bộ lớp”.
Hôm nhìn thấy con muỗi nằm chỏng chơ, bạn mới hồn nhiên bảo “Khổ thân con muỗi, chết vì đã quá già” khiến “lớp phó” trố mắt trước sự “uyên thâm” ấy.
Bạn “lớp phó” nín cười kéo “lớp trưởng” ra một góc kể: “Lần trước anh đánh chết con muỗi, không muốn thằng nhóc biết việc làm “dã man” này nên nói vậy, ai ngờ nó vẫn nhớ”. Lại có lần, sau một cơn mưa thấy tiếng bạn lanh lảnh: “Mấy con giun kia, đứng dẹp vào kẻo xe đi ngang qua một phát thành hai bạn giun bây giờ”, ra là “lớp phó” tả với bạn như thế từ khá lâu rồi.
Ông nội bạn ấy tưởng bạn cũng giống các bạn khác là nghe truyện rồi vào giấc ngủ luôn, ai ngờ bạn ấy tỉnh như sáo yêu cầu ông đọc hết truyện nọ đến truyện kia, hết truyện đọc lại bắt ông kể chuyện, ông kể hấp dẫn càng khiến bạn hứng thú. Có lần mẹ giật mình vì 11h khuya rồi vẫn nghe tiếng bạn véo von.
Lần bạn ốm phải nghỉ học về tá túc nhà ông bà, các “bạn cùng lớp” chả thiết học hành gì, cứ mong ngóng. Lớp phó bố về thăm, đưa điện thoại cho bạn nói chuyện với lớp trưởng mẹ, bạn ấy khóc như mưa khiến mẹ mủi lòng, rơm rớm nước mắt. Bố phải trêu mãi là ướt át như phim Hàn Quốc ấy, hai bạn mới thôi nức nở.
Bạn mới nói nhiều lắm, luôn miệng nhắc nhở, giúp “lớp trưởng”, “lớp phó” hình thành thói quen tốt để làm gương. Bạn mới cũng rất thích giúp đỡ người khác, giúp cán bộ lớp tiến bộ hơn trước rất nhiều. Mẹ chỉn chu lo việc nhà hơn, bố cũng bớt la cà vì còn dành thời gian về với bạn.
Chẳng ai có thể giận bạn được lâu, vì bạn tuy bé bỏng nhưng lại là thành tố không thể thiếu của một tập thể đoàn kết như lớp học gia đình mình.
TSL
[Trẫm xem tiếp...]


Trăng mật “có đuôi” - vẫn vui




Vợ chồng bạn vừa quyết định cùng hưởng chuyến trăng mật nữa để hâm nóng tình cảm nhưng bọn trẻ nhất thiết phải đi cùng vì không có người trông. Cứ yên tâm, những mẹo nhỏ từ sự sắp xếp sau sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn niềm vui dù phải mang theo vài chú “kỳ đà”.

Sáng suốt chọn điểm
đến

Sáng suốt chọn điểm đến
Một chuyến ra nước ngoài thú vị, lặn dưới đáy biển một quần đảo đẹp như mơ có thể là ước ao từ lâu của bạn, song hãy cân nhắc: Không thích hợp cho một chuyến đi nước ngoài (bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều) hay chuyến đi có tính chất khám phá, phiêu lưu chút nào nếu trong đoàn có trẻ nhỏ.
Điểm đến lựa chọn càng nên thân thiện, quen thuộc càng tốt, như vậy bạn không phải lo việc tiêm phòng trước khi đi (một số đất nước yêu cầu điều đó khi bạn đặt chân đến lãnh thổ của họ), cũng rút ngắn được thời gian chuẩn bị đóng gói hành lý.
Nếu ngân sách là vấn đề, tốt nhất hãy tìm kiếm những chuyến bay giá rẻ, đặt khách sạn giá rẻ từ trước chuyến đi vài tháng, bạn sẽ bất ngờ với số tiền tiết kiệm được cho dù nơi bạn đến vẫn đẹp và sang trọng như mơ.
Tìm kiếm resort thân thiện với gia đình
Khi đã chọn được điểm đến, hãy chắc chắn rằng nơi đó luôn chào đón bọn trẻ. Không ít nơi nghỉ dưỡng dường như chỉ dành cho người lớn và thật tệ hại nếu trong suốt chuyến du lịch này bạn cứ phải bắt bọn trẻ im lặng, không nô đùa.
Hãy tìm đến những khu nghỉ dưỡng không những chào đón trẻ con mà còn có cả khu vui chơi dành riêng cho chúng, và cả dịch vụ trông em bé. Bọn trẻ sẽ mải mê với thế giới đồ chơi có nhân viên khu nghỉ dưỡng trông chừng trong khi hai bố mẹ thong thả dạo bước đến bể bơi, bên bãi biển tận hưởng chút thời gian riêng tư lãng mạn.
Đóng một vali riêng
Vali đó sẽ dành cho những bộ bikini sexy hay đồ lót gợi cảm của bạn, rất cần thiết cho thời điểm “hâm nóng” tình cảm khi các con đã ngủ. Bạn sẽ muốn để mấy thứ đồ này ở một vali riêng nhằm tránh khoảnh khắc bối rối khi bọn trẻ “phát hiện” ra chúng.
Lên kế hoạch cho thời gian của cả gia đình
Bên cạnh những kế hoạch ngọt ngào chỉ dành riêng cho hai bố mẹ, các bạn đừng quên nghiên cứu trước một số hoạt động mà cả gia đình có thể tham gia, ví dụ như lướt sóng, trượt cỏ... Bọn trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự là một phần trong chuyến đi của bố mẹ và có thêm nhiều kỷ niệm đáng nhớ từ kỳ nghỉ chung với gia đình này.

[Trẫm xem tiếp...]


9 kiểu căng thẳng tốt cho đời sống gia đình




 Khó khăn nếu khéo léo đối mặt đều có thể hóa giải. Nhiều chuyện căng thẳng chưa biết chừng lại có lợi cho một cuộc hôn nhân.

1. Căng thẳng “chuyện
ấy”

1. Căng thẳng “chuyện ấy”
Khi bạn trông chờ chuyện ấy từ ông xã, và ngược lại, thì sự căng thẳng bản năng, sinh lý này báo hiệu một nhu cầu cần được đáp ứng.
Th.S, chuyên gia tâm lý Andra Brosh cho rằng: “Chúng ta thường nghĩ sex là chuyện lãng mạn, song thực tế, giải tỏa ham muốn sex còn là nhu cầu cần thiết của con người”.
Bởi thế, thi thoảng hãy làm gì đó cho nhu cầu ấy lên cao một chút. Kiềm chế “nó” lại, rồi “thả” cho nó ra chính là một cách hâm nóng gối chăn, đem lại lợi ích cho hôn nhân của bạn. Lưu ý: Cấm dùng chiêu trì hoãn gần gũi để đạt được mục tiêu cá nhân, bạn sẽ làm cho nửa kia thất vọng đấy!
2. Căng thẳng trong tranh cãi
Nếu các bạn tranh cãi về chuyện tại sao anh ấy vẫn chưa sửa/gọi người đến sửa cái tay nắm cửa bị hỏng - đó là dấu hiệu tốt đấy. Các chuyên gia cho rằng xung đột chưa hẳn đã là chuyện xấu. Nếu bạn biết cách tranh cãi, biết làm sao bộc lộ cảm xúc của mình để nửa kia hiểu, mối quan hệ hai người sẽ ngày càng tốt hơn.
Để những ấm ức, bất đồng nhen nhóm, tích tụ mới là liều thuốc độc cho tình cảm vợ chồng. Thêm một điều cần nhớ là, sau khi căng thẳng đã đi qua, các cặp vợ chồng thường kiên nhẫn hơn và có nhiều những cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn.
3. Căng thẳng trong nuôi dạy con
Trên “mặt trận” này, bố mẹ nên đồng lòng. Nếu vợ chồng có thể thống nhất với nhau về phương pháp, quan điểm giáo dục con, các bạn đã san sẻ được với nhau thử thách không đơn giản này. Cùng trải qua những chuyện khó khăn như chăm sóc em bé mới đẻ sẽ mang hai người đến gần nhau hơn. Luôn giữ thái độ “chúng ta là một đội” khi cùng vượt qua stress, và đừng quên một bữa ăn lãng mạn với rượu vang sau đó, khi mọi khó khăn đã đi qua.
4. Căng thẳng cạnh tranh
Chơi cờ buổi tối? Chia đội cổ vũ trong một trận bóng đá? Ý tưởng rất tuyệt đấy, cứ thử đối đầu với nhau trên hai chiến tuyến như vậy, sẽ rất vui. Chỉ những đối kháng có tính chất ngấm ngầm giữa hai người mới tiềm tàng nguy hiểm. Cạnh tranh với nhau trên tinh thần thân thiện, cởi mở lại làm cho hôn nhân thú vị, tốt đẹp hơn.
5. Căng thẳng về giao tiếp xã hội
Bạn là người ưa giao du, trong khi anh ấy hơi khép kín, hai bạn không thống nhất được với nhau về tần suất nên gặp gỡ bạn bè? Cũng tốt thôi. Các cặp đôi trong đó người hướng nội kẻ hướng ngoại là ví dụ điển hình nhất của định luật trái dấu. Song đến nam châm cũng có điểm hút, điểm đẩy nhau nữa là. Vấn đề nằm ở chỗ, hãy tìm ra điểm cân bằng giữa hai tính cách, người hướng nội có thể bù trừ cho người hướng ngoại những khả năng họ không có do đặc điểm tính cách và ngược lại. Các bạn sẽ hợp thành một cặp đôi tuyệt vời.
6. Căng thẳng trong giao tiếp
Bạn không thể chịu được việc anh ấy để bát đũa bẩn chất đầy trong bồn rửa, và vì anh ấy chưa hiểu ra vấn đề khi bạn nhẹ nhàng khuyên nhủ, nên bạn bị giằng xé giữa việc “ngậm bồ hòn” hay làm toáng lên một trận cho biết mặt.
Hãy chuyển căng thẳng từ chuyện bạn không lên tiếng thành bài học lựa chọn cuộc chiến giữa hai người. Rất nhiều cặp đôi cho rằng chuyện gì cũng nên nói thẳng ra với nhau, song đôi khi điều đó không thực sự cần thiết.
Có những lúc nên cho mình cơ hội lùi lại để tỏ lòng tôn trọng đối phương. Nếu sự việc có tính ảnh hưởng trầm trọng đối với mối quan hệ lâu dài, khi ấy mới cần lên tiếng.
Như trường hợp đã nêu, nếu bát đũa cuối cũng cũng được rửa (có kết quả cuối cùng dù mất nhiều thời gian hơn), thì bạn không cần phải làm ầm lên. Sớm muộn gì anh ấy chẳng làm. Thêm nữa, nhớ rằng với anh ấy, bạn cũng có vài điều phiền phức nho nhỏ, anh ấy có bao giờ phàn nàn đâu.
7. Căng thẳng gia đình
Vấn đề thường gặp phải nhất là căng thẳng trong quan hệ với nhà vợ, nhà chồng. Song đây cũng lại là cơ hội để bạn xây đắp cho gia đình mới của mình, bảo vệ nhau như một thể thống nhất.
Nhớ rằng trước mọi bất đồng, hãy đứng ra giải quyết như với tư cách những người cùng một đội. Bạn sẽ phải nhắc nhiều đến cụm từ “chúng con”, “vợ chồng con”, “vợ chồng em”... Sau mỗi khó khăn trong quan hệ gia đình được giải quyết, tình chồng vợ sẽ càng tốt đẹp hơn. Thêm nữa, đừng có sự thiên lệch nào cả, hãy đối xử cùng một cách với cả hai bên gia đình.
8. Căng thẳng khi không ở bên nhau
Khi một người đi xa, người kia có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn chán. Dẫu thế, những điều tốt đẹp luôn đáng được chờ đợi. Nếu bạn đang đóng vai người vợ chờ chồng, đó là thứ căng thẳng tuyệt vời nhất mà bạn có thể có. Các chuyên gia hôn nhân - gia đình còn khuyên các cặp vợ chồng nên sắp xếp những chuyến đi với bạn bè mà không có nửa kia, như vậy khi quay về bạn thu được thêm những trải nghiệm, những thông tin mới để chia sẻ.
Lúc về lại bên nhau, đừng quên một buổi tối hẹn hò - không con cái, không công việc cần hoàn thành. Và nhớ rằng, những ngày xa cách nhiều hơn những ngày ở bên nhau lại có tác dụng ngược, khiến hai người rời đi theo hai hướng khác nhau đấy nhé!
Long Hoàng
Theo SK
[Trẫm xem tiếp...]


Gặp “người cũ” của chồng




Ngày mới quen nhau, chồng kể cho vợ nghe chồng từng có mối tình đầu rất đẹp. Sau này, cô ấy ra nước ngoài định cư nên hai người chia tay. Vợ chồng sống với nhau gần 10 năm, cu Bin cũng đã lớn, vậy mà mỗi lần nghe chồng tình cờ nhắc đến cô ấy, tim vợ lại xốn xang.

Bữa cơm chiều nay, vợ điếng hồn khi nghe chồng thông báo: “Nga mới về nước, cô ấy hẹn cuối tuần sẽ đến ăn cơm với vợ chồng mình, em chuẩn bị nhé”. Vợ nghĩ, cô ấy sống ở nước ngoài, chắc chắn sẽ rất diện, đẹp, trẻ. Mai, nhất định phải đi làm tóc, dưỡng lại làn da, lại còn phải dọn dẹp nhà cửa, lên thực đơn, mua vài bộ đồ mới…
Gặp “người cũ” của chồng

Thấy vợ về nhà với đầu tóc mới, tay lỉnh kỉnh xách mớ đồ mới sắm, chồng chưng hửng: “Em làm gì thế, coi chừng làm quá hóa vụng đấy em ạ”. Nhìn vẻ mặt bất an của vợ, chồng an ủi: “Cô ấy chỉ là bạn cũ, em cứ đón tiếp bình thường thôi. Nếu em thấy không ổn, thì để anh từ chối cô ấy vậy”. Vợ vội can chồng, làm như thế càng tệ hơn, cô ấy sẽ nghĩ vợ là người nhỏ nhen, ích kỷ.
Sáng, chồng dậy sớm để phụ vợ chuẩn bị bữa cơm. 10 giờ, thức ăn đã sẵn sàng, nhà cửa cũng đã tinh tươm. Vợ đang thay áo trong phòng thì nghe tiếng cô ấy ngoài cửa. Dù đã chuẩn bị tinh thần, vậy mà vợ vẫn hồi hộp, có cái tay áo mà xỏ hoài không vô. Dù đã trang điểm kỹ càng, vợ vẫn chưa yên tâm, soi gương mấy lượt.
Lúc vợ bước ra, cô ấy đang tặng chiếc máy tính bảng cho cu Bin. Cô ấy ăn mặc giản dị, phong thái tự nhiên, thân thiện. Dù đã tự dặn mình phải thật bình tĩnh, ra vẻ một vị chủ nhà lịch thiệp, vậy mà khi đứng trước cô ấy, bỗng dưng vợ mất hết tự tin. Thấy vậy, chồng vội bước đến: “Giới thiệu với Nga, đây là bà xã của anh. Bữa cơm hôm nay do bà xã chuẩn bị để đón tiếp Nga đấy. Nga thử tay nghề của vợ anh xem”. Ngồi cạnh hai người phụ nữ, chồng tinh ý khi hỏi chuyện bạn mấy câu lại quay sang vợ, cố lèo lái câu chuyện để vợ có thể tham gia. Thức ăn vơi, vợ vừa đứng lên định vào bếp lấy thêm thì chồng ngăn lại: “Để đó cho anh, em trò chuyện với Nga đi”. Cu Bin cũng được ba gợi ý, hỏi cô Nga xem cách sử dụng máy tính thế nào. Cu Bin sà vào lòng khách, líu lo hỏi đủ thứ. Thỉnh thoảng, chồng không quên khen nịnh vợ vài câu trước mặt khách. Vợ thầm cảm ơn chồng, tâm trạng cũng đã bình tĩnh trở lại. Lúc khách ra về, Nga bắt tay vợ thật chặt: “Cám ơn bữa cơm của chị, chị có một gia đình rất đáng để người khác ngưỡng mộ”.
Khách về đã lâu mà vợ vẫn còn nghĩ vẩn vơ. Nếu không có chồng khéo cư xử, chắc vợ mất mặt dữ lắm. Càng nghĩ, vợ càng thấy thương chồng và tự trách mình. Cô ấy chỉ là người cũ thôi mà, sao vợ lại mất tinh thần đến thế? Có lẽ tại vợ quá yêu chồng, lo lắng quá nhiều nên mới ra cớ sự.
Theo Đức Phương
[Trẫm xem tiếp...]


 

Danh Mục

Total Pageviews

Phi lên đầu Bản quyền © 2012 | Đọc Để Cười| Nội dung bài viết từ nguồn khác